Một Cuộc Diệt Chủng Phản Nhân loại

Tiến sĩ Torsten Trey và Theresa Chu

(2016)

Lời tựa của các đồng tác giả

Từ khi được xuất bản vào năm 2012, cuốn sách “Nội Tạng Nhà Nước: Sự Lạm Dụng Ghép Tạng Tại Trung Quốc” đã được chuyển ngữ và công bố trên toàn thế giới, nhận được sự phản hồi tích cực từ các chuyên gia về y khoa và luật khoa, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và các chính trị gia. Cuốn sách này được biên soạn bởi hai tác giả là ông David Matas, một luật sư người Canada từng được trao giải Nobel hòa bình và Bác sĩ Trey, Giám đốc điều hành của Tổ chức các Bác sĩ Chống Thu hoạch Nội tạng Cưỡng bức (DAFOH). Có nhiều người ban đầu hoài nghi về những báo cáo gây kinh ngạc này, thì giờ đây họ đang đối diện với sự thật về sự tồn tại của hoạt động thu hoạch nội tạng sống từ những tù nhân lương tâm được nhà nước hậu thuẫn. Đã có nhiều diễn đàn thảo luận và các cuộc điều trần nhằm vạch trần và chấm dứt tội ác của chính quyền Trung Quốc được tổ chức ở nhiều nơi như: Quốc hội Hoa Kỳ và Nghị viện châu Âu. Nhiều công dân Trung Quốc đằng sau bức màn sắt đã mạo hiểm tính mạng của mình để ký vào một bản thỉnh nguyện kêu gọi hành động chấm dứt tội ác này. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn đang tiếp tục thực hiện hoạt động thu hoạch nội tạng từ những người còn sống.

Dư âm sau khi cuốn Nội tạng Nhà nước được xuất bản đã tiết lộ một khía cạnh khác. Rõ ràng rằng gốc rễ bên dưới việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức hoạt động giống như một thị trường ghép tạng sinh lợi là một cuộc diệt chủng của chính quyền Trung Quốc chống lại chính công dân của họ — các học viên Pháp Luân Công. Tại Trung Quốc, những người này được cho là nhóm nạn nhân lớn nhất được sử dụng làm nguồn tạng sống và là mục tiêu chính của hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức phi pháp, đó là lý do vì sao nói họ là những người yếu thế, bị bức hại, bị cô lập và bị khai trừ. Các cuộc thảo luận ở cấp độ Quốc tế đã cho thấy một điều rõ ràng là: Miễn là khi các học viên Pháp Luân Công vẫn còn là mục tiêu của cuộc bức hại trên diện rộng, thì họ vẫn là nguồn cung cấp chính, và tội ác thu hoạch nội tạng sống sẽ còn tiếp diễn.

Nhận thấy sự cần thiết của việc đào sâu vào nguyên nhân gốc rễ nhằm mục đích chấm dứt hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức, Bác sĩ Trey đã mời nhà hoạt động nhân quyền kiêm luật sư là bà Chu cùng biên tập một cuốn sách mới [có nội dung] phơi bày và luận bàn về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc và vai trò của cuộc bức hại trong tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. Đồng thời họ cũng kêu gọi sự tham gia của các học giả nổi tiếng, các chính trị gia, các luật sư, các bác sĩ, các nghệ sĩ và các nhà hoạt động nhân quyền đã có nhiều năm quan sát Trung Quốc và tội ác phản nhân loại của ĐCSTQ. Chiến dịch phỉ báng và xóa sổ trên diện rộng môn tu luyện ôn hòa và phổ biến Pháp Luân Công trùng hợp với sự thành công vượt bậc của ngành ghép tạng Trung Quốc được khởi xướng dưới thời cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân vào tháng 07/1999. Cuốn sách này trình bày tầm nhìn quốc tế và tác động của các quan điểm từ phương diện chính trị, xã hội, kinh tế, y học, luật pháp, báo chí, và văn hóa.

Các bài viết phân tích khách quan của 19 tác giả đến từ châu Âu, Bắc Mỹ, châu Úc và châu Á giới thiệu đến độc giả cơ hội tìm hiểu về cuộc diệt chủng đối với Pháp Luân Công không chỉ đơn thuần là một chiến dịch chống lại 100 triệu học viên tìm cách tu luyện bản thân. [Cuộc bức hại này] đã làm băng hoại lương tri và lòng tốt của con người trên toàn thế giới, và bằng cách lôi kéo mỗi chúng ta vào tội ác chưa từng có này, nó đã mở rộng thành một mối đe dọa chống lại giá trị rất tốt đẹp được truyền thừa trong nhân loại. Nếu [chúng ta] bỏ qua thì sự lan rộng và ảnh hưởng của nó sẽ vượt ngoài sức tưởng tượng.

Tên của quyển sách, “Cuộc Bức Hại Tà Ác Chưa Từng Có”, mô tả thích đáng tội ác phản nhân loại man rợ này. Cuốn sách này là một lời kêu gọi khẩn thiết nhằm đánh thức lương tri của chúng ta. Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để bảo tồn giá trị nhân văn tốt đẹp nhất của chúng ta và chấm dứt thảm họa nhân quyền ở mức độ chưa từng có này.