Các nguyên tắc đạo đức y học ngày càng được đánh giá cao trong thế kỷ 20 có lẽ là một trong những đóng góp quan trọng nhất cho một nền y học chân chính và có trách nhiệm trong thế kỷ vừa qua. Một số ví dụ về các tuyên bố và nguyên tắc có vai trò hướng dẫn về đạo đức y khoa liên quan đến y học cấy ghép được tổng hợp dưới đây.

Một trong những tài liệu tham khảo sớm nhất về y đức là Lời thề Hippocrates. Quý vị có thể tìm thấy định nghĩa hiện đại về đạo đức y khoa trong Các Nguyên Tắc Của Đạo Đức Y Sinh. Đồng tác giả Tom Beauchamp và James Childress trình bày bốn nguyên tắc cần cân nhắc trong thực hành y khoa: Tôn trọng quyền tự chủ của bệnh nhân, việc điều trị phải có lợi cho bệnh nhân, việc điều trị không được gây hại cho bệnh nhân và phải bảo đảm việc điều trị công bằng và hợp pháp cho bệnh nhân. Các định nghĩa khác cũng bao gồm việc tôn trọng bệnh nhân và cần có giấy đồng ý của bệnh nhân trước khi điều trị.

Bộ luật Nuremberg được biên soạn xuất phát từ hậu quả của của các thí nghiệm vô nhân đạo trong thời kỳ Holocaust. Bộ luật nhấn mạnh sự đồng ý tự nguyện trong các thí nghiệm y tế và nhằm mục đích ngăn ngừa việc gây hại cho bệnh nhân.

Một trong những nguyên tắc đạo đức quan trọng đối với nghiên cứu y học bao gồm Tuyên ngôn Helsinki của WMA. (World Medical Association- Hiệp hội Y khoa Thế giới)

Hướng dẫn đạo đức liên quan đến cấy ghép

Tổ chức Y tế Thế giới đã cung cấp một số yêu cầu cụ thể đối với thực hành cấy ghép có đạo đức trong Nguyên tắc Hướng dẫn của WHO về Cấy ghép Tế bào, Mô, và Nội tạng Người.

Tuyên bố Istanbul mô tả các nguyên tắc ngăn chặn những hành vi phi đạo đức và du lịch ghép tạng trong y học cấy ghép.

Năm 2012, World Medical Association (Hiệp hội Y khoa Thế giới) đã thông qua bản sửa đổi của Tuyên bố WMA về Hiến tặng Mô và Nội tạng đề cập đến tình hình cụ thể về việc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân bị hành quyết. Tuyên bố viết rằng:

“Việc ra quyết định một cách tự do và sáng suốt không chỉ đòi hỏi việc cung cấp thông tin mà còn không bị ép buộc. Mọi lo ngại về áp lực hoặc sự ép buộc phải được giải quyết trước khi đưa ra quyết định hiến tạng hoặc mô.
Các tù nhân và những người khác đang thực sự bị giam giữ trong các cơ sở chăm sóc chỉ được phép hiến tặng sau khi tử vong trong những trường hợp đặc biệt khi:

  • có bằng chứng cho thấy điều này thể hiện mong muốn lâu dài và được cân nhắc của họ và các biện pháp bảo vệ được áp dụng để xác nhận điều này; và
  • cái chết của họ là do nguyên nhân tự nhiên; và
  • các bộ phận cơ thể được hiến tặng cho người thân cấp một hoặc cấp hai trực tiếp hoặc thông qua một nguồn được quản lý hợp lệ.

Tại các khu vực pháp lý nơi thi hành án tử hình, tù nhân bị hành quyết không được xem là người hiến tạng và/hoặc mô. Mặc dù có thể có những trường hợp riêng lẻ mà tù nhân hành động tự nguyện và tự do trước áp lực, nhưng không thể đưa ra các biện pháp bảo vệ đầy đủ để chống lại sự ép buộc trong mọi trường hợp.”

Do hoạt động thu mua nội tạng phi đạo đức ở Trung Quốc, nên Hiệp hội Ghép tạng đã áp dụng một Chính sách cụ thể về Giao tiếp với Trung Quốc.

Tham khảo thêm: Đạo đức y khoa

Thu hoạch nội tạng cưỡng bức trong bối cảnh diệt chủng

Công ước về Ngăn chặn và Trừng phạt Tội Diệt chủng mô tả các yếu tố của các hành vi “được thực hiện với mục đích tiêu diệt, toàn bộ hoặc một phần, một nhóm quốc gia, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo.”

Nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ các nhóm tù nhân lương tâm xác định cũng như hoạt động y học ghép tạng nhằm khai thác nguồn nội tạng sẵn có thông qua quá trình đó, đòi hỏi một mức độ phối hợp và tổ chức, phản ánh một mức độ mục đích nhất định. Việc sát hại những người bị thu hoạch nội tạng cưỡng bức là điều rõ ràng. Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ một số nhóm tù nhân lương tâm, đặc biệt là từ Pháp Luân Công, đáp ứng các tiêu chí của định nghĩa diệt chủng và phải được đánh giá trong bối cảnh này.