Ảnh bìa quyển sách Thu Hoạch Đẫm Máu – Vụ sát hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng, tác giả David Matas và David Kilgour

Năm 2014, bộ phim tài liệu Human Harvest (Thu Hoạch Nhân Thể) đã được phát hành. Bộ phim tài liệu này dựa trên cuộc điều tra của hai ông David Kilgour và David Matas – đồng tác giả quyển sách Bloody Harvest (Thu Hoạch Đẫm Máu) được xuất bản vào năm 2009. Ngoài ra, bộ phim tài liệu này còn trình bày những thông tin và diễn biến mới về chủ đề thu hoạch nội tạng cưỡng bức tại Trung Quốc.

Do những hạn chế trong các cuộc điều tra mà một chính quyền toàn trị áp đặt đối với các phái đoàn điều tra quốc tế, nên bằng chứng thường không thể chỉ được tổng hợp từ các nhân chứng cấp một và các nguồn trực tiếp [người bị thu hoạch nội tạng] mà còn phải đến từ các gợi ý và các nguồn gián tiếp. Một số lượng lớn các gợi ý quan trọng có thể bổ sung cho lời khai của các nhân chứng chính. Nguồn thứ hai [nhân chứng trực tiếp] gần như không thể tìm thấy do tính chất của nạn thu hoạch nội tạng sống.

Gợi ý quan trọng

Theo truyền thống, người Trung Quốc không sẵn lòng hiến tặng nội tạng của mình cho việc cấy ghép. Thứ trưởng Bộ Y tế Hoàng Khiết Phu đã thừa nhận tại một hội nghị thượng đỉnh dành cho các bác sĩ ghép tạng tổ chức tại Quảng Châu vào tháng 11/2006 rằng chính quyền cộng sản đang tra tấn các tù nhân, hành quyết họ, và buôn bán các bộ phận cơ thể của họ. “Ngoại trừ một phần nhỏ nạn nhân bị tai nạn giao thông, thì phần lớn nội tạng từ tử thi là đến từ các tù nhân bị hành quyết. … Sự thiếu hụt nội tạng hiện nay không thể đáp ứng được nhu cầu.” (China Daily). Một số chuyên gia ước tính rằng hơn 90% số tạng ghép ở Trung Quốc là đến từ tù nhân. Thời báo Los Angeles Times đưa tin cho biết bác sĩ ghép tạng Trung Quốc, ông Trần Trung Hoa (Zhonghua Chen), nói tại một hội nghị ở Boston hồi tháng 07/2012 rằng các bác sĩ Trung Quốc đã ghép 8,102 quả thận, 3,741 lá gan, và 80 quả tim trong năm 2005. Với một số lượng nhỏ nội tạng được hiến tặng miễn phí và số vụ hành quyết không đổi mỗi năm, khoảng cách không giải thích được giữa cung và cầu đặt ra câu hỏi: Tất cả các nội tạng này đến từ đâu?

Tổ chức Ân xá Quốc tế ước tính số vụ hành quyết là từ 2,000-10,000/năm. Con số này gần như phù hợp với số lượng các ca cấy ghép, nhưng không giải thích được tại sao tất cả các tử tù lại phù hợp với nhóm máu và yếu tố mô của người nhận. Để có thể cung cấp cấy ghép cho tất cả người nhận, số lượng người hiến tạng dự kiến phải cao hơn số lượng cấy ghép thực tế. Sự thiếu minh bạch này có thể được giải thích bằng những cáo buộc được mô tả trong Báo cáo của hai ông Kilgour và Matas.

Trên các trang web của trung tâm ghép tạng Trung Quốc và trên các tờ báo Trung Quốc, một số bài viết đề cập rằng nội tạng có thể được cung cấp trong một khoảng thời gian ngắn. Họ quảng cáo rằng thời gian chờ đợi cho một quả thận là dưới 4 tuần, và trong nhiều trường hợp thì chỉ mất 1–2 tuần. Gan hoặc tim có thể được cung cấp trong vòng 1–2 tháng. Để phù hợp với loại máu và mô, cần có lượng lớn người hiến tặng để cung cấp các cơ quan này. Điều này đặc biệt áp dụng cho gan và tim, những nội tạng cần thiết cho sự sống. Một lần nữa câu hỏi được đặt ra là: Tất cả các nội tạng được cấy ghép này đến từ đâu? Những cáo buộc về một nhóm người hiến tạng còn sống bị thu hoạch nội tạng theo yêu cầu là lời giải thích hợp lý nhất cho câu hỏi này.

Các báo cáo từ Trung Quốc

Cấy ghép thận được thực hiện hai lần trong vòng 48 giờ

Ngày 17/05/2006, tờ China Times đã đăng một bài viết có nhan đề “Cấy ghép thận được thực hiện hai lần trong vòng 48 giờ với giá 220,000 nhân dân tệ (27,440 USD).” Theo bài viết này, vào ngày 19/12/2004, bà Tiết Yến Lâm (Xue Yanlin), 49 tuổi, ở thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy, bị bệnh ure máu cao và phải nhập viện tại trung tâm ghép tạng của Bệnh viện Hải Điến, Bắc Kinh. Chín ngày sau, vào chiều ngày 28/12/2004, một bác sĩ của Trung tâm Ghép tạng đã mang thận từ nguồn bên ngoài có nhóm máu và kháng thể phản ứng (PRA) trùng khớp với bà Tiết. Vào lúc 10 giờ 10 phút tối hôm đó, bệnh nhân Xue được đẩy vào phòng mổ. Đến 11 giờ đêm, bác sĩ phẫu thuật chính Hàn Tu Võ (Han Xiuwu) bước vào phòng mổ. Bốn tiếng sau, bệnh nhân Tiết Yến Lâm được đẩy ra khỏi phòng phẫu thuật. Bác sĩ Hàn cho biết, “Ca phẫu thuật không thành công.” Vào lúc 9 giờ sáng ngày 29/12/2004, kết quả kiểm tra B-scan xác nhận ca phẫu thuật ghép thận đã thất bại.

Ông Lư Hiểu Tinh (Lu Xiaoxing), chồng của bà Tiết cho biết, “Quả thận bị bệnh không được cắt bỏ vì bác sĩ Hàn đang vội quay lại Côn Minh trong ngày để thực hiện một ca phẫu thuật khác. Ông ấy nói có nguồn thận ở đó. Ngày hôm sau ông sẽ mang về một quả thận khác, loại bỏ quả thận bị bệnh, và thay thế bằng quả thận mới.” Ngày 30/12/2004, bà Tiết được phẫu thuật khẩn cấp do lên cơn đau tim. Đến 11 giờ tối hôm đó, bác sĩ Hàn trở về từ Côn Minh với một quả thận mới và thực hiện ca ghép thận cho bà Tiết lần thứ hai. Hai ca phẫu thuật cấy ghép diễn ra trong vòng 48 giờ.

Truy tìm nguồn nội tạng bí ẩn của Trung tâm Cấy ghép Đa tạng Thành phố Thẩm Dương

Tọa lạc tại Thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung tâm Trợ giúp Mạng lưới Cấy ghép Quốc tế Trung Quốc (CITNAC) đã quảng cáo trên trang web của họ rằng, “Nếu quý vị gửi dữ liệu cá nhân của mình đến trung tâm bằng thư điện tử hoặc fax và chấp nhận các cuộc khám cơ thể cần thiết ở Thẩm Dương, Trung Quốc, để bảo đảm tìm được người hiến tạng phù hợp, thì quý vị có thể chỉ mất một tháng để được ghép gan, thời gian chờ đợi tối đa là hai tháng. Về việc ghép thận, có thể mất một tuần để tìm được người hiến tạng phù hợp, thời gian tối đa là một tháng.”

Do các giá trị truyền thống của Trung Quốc, nên có rất ít thận được lấy từ cơ thể sống của các thành viên trong gia đình để cấy ghép. Theo báo cáo “To Transplant or Not to Transplant” (Cấy ghép hay không) đăng trên Nhật báo Kinh doanh Hiện đại của Bắc Kinh vào ngày 10/06/2004, phẫu thuật ghép thận từ các thành viên trong gia đình chiếm khoảng 1.5% tổng số ca ghép thận.

Theo bài báo “Organ Transplant: An Area that Needs Fast Regulations” (Ghép tạng: Một lĩnh vực cần có quy định nhanh chóng) trên Tập san Tài chính số 147 hồi tháng 12/2005, Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc Hoàng Khiết Phu lần đầu tiên thừa nhận tại cuộc họp của WHO tổ chức tại thủ đô Manila, Philippines, từ ngày 07-09/11/2005 rằng hầu hết nội tạng mà Trung Quốc dùng để cấy ghép đều đến từ các tử tù.

5500 ca ghép thận thành công vào năm ngoái [2002]

Bệnh viện Trung Quốc tặng 20 ca cấy ghép nội tạng miễn phí

“Hai Mươi Ca Cấy Ghép Nội Tạng Miễn Phí” tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam được đăng trên tờ “Tiêu Tương Thần Báo” [tỉnh] Hồ Nam số ra ngày 28/04. Quảng cáo này là một khuyến mãi đặc biệt của bệnh viện nhằm tặng 20 ca ghép gan hoặc thận miễn phí. Bệnh nhân được hướng dẫn gọi tới đường dây nóng của tờ báo để ghi danh. Bệnh viện cũng quảng cáo chương trình khuyến mãi của mình trên các phương tiện truyền thông khác, trong đó có tờ Bài đăng Buổi tối Trường Sa và Đài truyền hình Kinh tế Hồ Nam.

Military Hospital Openly Admits Transplant Organs Come from Falun Gong Practitioners

Thông báo của Trung Quốc về việc chấm dứt thu hoạch nội tạng từ các tù nhân bị hành quyết vào tháng 01/2015

Trung Quốc đã tuyên bố chấm dứt thu hoạch nội tạng từ các tử tù, tuy nhiên, quy định tạm thời năm 1984 về việc dùng tử thi hoặc nội tạng của tử tù, cho phép thu hoạch nội tạng từ tử tù, vẫn chưa bị bãi bỏ. Thông báo này cũng không bao gồm việc chấm dứt việc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm.

Mặc dù Trung Quốc đã tuyên bố thay thế nguồn nội tạng từ các tù nhân bị hành quyết thông qua hệ thống hiến tạng công cộng mới thành lập, nhưng việc xem xét kỹ lưỡng hệ thống mới không thể làm giảm mối lo ngại về nguồn nội tạng. Người ta đặt câu hỏi là làm thế nào mà một hệ thống hiến tạng [vận hành] 2-3 năm lại có thể mang lại hơn 7,000 lượt hiến tạng trong vòng một năm, và làm thế nào mà số lượng người hiến tạng đã ghi danh có thể tăng chính xác 25,000 người trong vòng 24 giờ.

Dữ liệu cho thấy rằng họ đang ngụy tạo, và những lo ngại vẫn còn đó.