Một Cuộc Bức Hại Tà Ác Chưa Từng Có: Giới thiệu các tác giả

Giới thiệu các tác giả

Michel Wu, từng là phóng viên của phòng tin tức quốc tế, tờ Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc, và là cựu giám đốc kênh tiếng Hoa phổ thông đài phát thanh quốc tế Pháp (Radio France Internationale (RFI))

Clive Ansley, Cử nhân, Thạc sỹ nghệ thuật, Cử nhân và Thạc sỹ Luật, tốt nghiệp Đại học British Colubia, Đại học Windsor và Đại học Luân Đôn, là một luật sư nhân quyền người Canada đã từng làm việc ở Trung Quốc đại lục 14 năm. Ông nói và đọc được tiếng Hoa, đã tham gia hơn 300 vụ kiện tại các tòa án ở Trung Quốc. Là cựu giáo sư đại học chuyên ngành Lịch sử, Văn minh, và Luật, ông đã đưa ra phân tích từ góc độ chuyên gia quốc tế về luật Trung Quốc. Ông Ansley dạy tại Đại học Windsor, Đại học British Columbia, Khoa Luật của Đại học Phúc Đán Thượng Hải, và Khoa Luật của Đại học Giao Thông Thượng Hải.

Chang Chin-Hwa (Trương Cẩm Hoa), Tiến sỹ, tốt nghiệp Đại học Iowa, hiện là Giáo sư cấp cao của Viện cao học báo chí, Đại học quốc gia Đài Loan. Bà là giảng viên được trao giải thưởng và hiện là thành viên của Hội liên lạc người Trung Quốc (CCS)

David Kilgour, Tiến sỹ Luật, cựu Quốc Vụ Khanh khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Canada, thành viên cấp cao của Quốc hội Canada và đã được đề cử giải Nobel hòa bình cho công việc của ông liên quan đến việc điều tra Tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ông từng là Công tố viên của Crowne và chuyên gia bình luận lâu năm về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ và những vấn đề nhân quyền ở Châu Phi. Ông cũng là đồng tác giả của cuốn “Thu hoạch đẫm máu: Bị giết để lấy nội tạng và Sứ mệnh ở Rwanda.”

Yuan Hongbing (Viên Hồng Băng), một trong những người Hoa bất đồng chính kiến nổi tiếng thế giới, là tiểu thuyết và triết gia lưu vong, nổi tiếng qua sáng tác thơ và các hoạt động chính trị. Ông tốt nghiệp khoa luật trường Đại học Bắc Kinh và trở thành trưởng khoa luật tội phạm tại Đại học này. Ông Yuan từng là thành viên quốc hội tạm thời và hiện là sáng lập viên và cũng là thành viên hội đồng đầu tiên của Phong trào tự do văn hóa Trung Hoa và là chủ tịch đầu tiên của Đảng Cách Mạng Liên bang Trung Hoa. Ông là tổng biên tập của trang fireofliberty.org và hiện đang sống ở Úc.

Chương Thiên Lượng (Shujia Gong), Tiến sỹ, cựu giáo sư thỉnh giảng của Đại học George Mason, hiện là Trưởng khoa Khoa học và giáo dục khai phóng (Liberal Arts) ở New York, Học viện nghệ thuật Phi Thiên. Ông là nhà bình luận nổi tiếng của thời báo Đại Kỷ Nguyên, bình luận viên cấp cao của Đài Truyền Hình Tân Đường Nhân và là bình luận viên khách mời của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America). Ông cũng là tác giả của cuốn “Con đường dẫn đến chuyển giao hòa bình của Trung Quốc”.

Edward McMillan-Scott, cựu phó chủ tịch & thành viên cao cấp của Nghị Viện Châu Âu, hiện là sáng lập viên của Nghị quyết Châu Âu về Dân chủ và Nhân quyền (EIDHR), được Trung tâm liên đại học Châu Âu (EIUC) trao Huy chương danh dự về hoạt động dân chủ hóa và nhân quyền. Ông là nhà quan sát lâu năm về tình hình nhân quyền của Trung Quốc, với mối quan tâm đặc biệt đến Pháp Luân Công và luật sư nhân quyền Trung Quốc Cao Trí Thịnh (Gao Zhisheng).

Xia Yiyang (Hạ Nhất Dương), là một chuyên gia về chính trị, kinh tế, xã hội học và lịch sử Trung Quốc và có nhiều ấn phẩm nghiên cứu sâu rộng về các chủ đề này. Ông cũng chuyên về sinh lý bệnh và miễn dịch học ở Trung Quốc và Hoa Kỳ, đồng thời là người thuyết trình nổi tiếng tại các hội nghị quốc tế.

Katrina Lantos Swett, Tiến sỹ Luật, Cựu chủ tịch và hiện là thành viên hội đồng của Ủy Ban Tư do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF). Năm 2008, bà thành lập Quỹ Lantos về Nhân quyền và công lý và giữ chức Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tổ chức này. Bà giảng dạy về nhân quyền và chính sách đối ngoại của Mỹ tại Đại học Tufts.

Teng Biao (Đằng Bưu), luật sư nhân quyền và cựu giáo sư tại Đại học Luật & Khoa học chính trị Trung Quốc, hiện là học giả thỉnh giảng tại Khoa Luật Đại học Havard. Ông cũng là sáng lập viên Phong trào công dân mới và là Giám đốc của tổ chức “Trung Quốc chống án tử ở Bắc Kinh”. Là nhà hoạt động nhân quyền lâu năm ở Trung Quốc, Ông Đằng đã tham gia vào các vụ án của Tôn Trí Cương (Sun Zhigang), Hồ Giai (Hu Jia), Trần Quang Thành (Chen Guangcheng), Cao Trí Thịnh (Gao Zhisheng), Tào Thuận Lợi (Cao Shunli), và Pháp Luân Công.

Wu Huilin (Ngô Huệ Lâm), Tiến sỹ, cựu giáo sư kinh tế đại học quốc gia Đài Loan, học giả thỉnh giảng của ngành kinh tế, đại học Chicago, nghiên cứu gia tại Viện nghiên cứu kinh tế Chung-Hua, giáo sư Đại học Shih Hsin, giáo sư Viện cao học giáo dục nghề và công nghệ của Đại học công nghệ quốc gia Đài Bắc. Ông là tác giả của bài “Bề mặt và Sự thật về Cải tổ kinh tế Trung Quốc,” và đã phát hành hơn 100 bài báo học thuật và các bài xã luận về thời sự hiện nay.

Torsten Trey, Bác sỹ, Tiến sỹ, sáng lập viên kiêm Giám đốc điều hành Tổ chức Bác sỹ chống thu hoạch nội tạng cưỡng bức, một tổ chức phi chính phủ tại Mỹ đã được đề cử giải Nobel Hòa bình. Tiến sỹ Trey và ông David Matas là đồng biên tập của cuốn “Nội tạng nhà nước – Nạn lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc.” Ông là một nhà nghiên cứu nổi tiếng, chuyên gia quốc tế với các ấn phẩm chuyên sâu về nạn lạm dụng cấy ghép và mua bán nội tạng phi đạo đức ở Trung Quốc.

Kirk C. Allison, Tiến sỹ, Giáo đốc Chương trình nhân quyền và sức khỏe của Trung tâm nghiên cứu thảm sát và diệt chủng tại khoa Y tế Công cộng Đại học Minnesota. Tiến sỹ Allison đã cung cấp lời khai cho Ủy ban đối ngoại hạ viện về vấn đề thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc.

Huang Shiwei (Hoàng Sĩ Duy), Bác sĩ, Bác sĩ chính tại Bệnh viện Đại học quốc gia Đài Loan, Phó Chủ Tịch và người phát ngôn của Hiệp hội Chăm sóc quốc tế Đài Loan về cấy ghép nội tạng (TAICOT), đã phỏng vấn nhiều bệnh nhân, người môi giới, và các bác sỹ ngoại khoa cấy ghép ở Đài Loan. Là người quan sát lâu năm nguồn tạng cấy ghép của Trung Quốc, bác sỹ Huang là người tận tụy trong các hoạt động chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng trái phép ở Trung Quốc.

David Matas, luật sư nhân quyền người Canada đoạt giải thưởng và là thành viên chỉ định được trao Huân chương Canada, ông nằm trong Ban giám đốc Trung tâm quốc tế về Nhân Quyền và Phát Triển Dân Chủ Canada. Năm 2010, ông được đề cử giải Nobel Hòa Bình vì công việc liên quan đến việc điều tra tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng chống lại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ông Matas là đồng tác giả với ông David Kilgour của cuốn “Thu hoạch đẫm máu: Giết hại học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng” và là đồng biên tập của cuốn “Nội tạng nhà nước – Lạm dụng cấy ghép tại Trung Quốc” với Tiến sỹ Torsten Trey.

Theresa Chu (Chu Uyển Kỳ), luật sư và người phát ngôn của Nhóm Luật Sư Nhân Quyền Pháp Luân Công Đài Loan, là cố vấn pháp lý cho DAFOH ở Châu Á. Bà Chu đã và đang hỗ trợ các học viên Pháp Luân Công trong các vụ kiện Giang Trạch Dân, La Cán, và các quan chức cấp cao khác của ĐCSTQ. Bà cũng đại diện Pháp Luân Công trong các vụ kiện 10 quan chức ĐCSTQ về tội diệt chủng và là đồng tác giả của cuốn sách “Sinh tử Trung Quốc”

Carlos Iglesias Jimenez, luật sư nhân quyền người Tây Ban Nha đại diện cho các học viên Pháp Luân Công trong các vụ kiện, đã truy tố thành công Giang Trạch Dân và 4 quan chức cấp cao khác của ĐCSTQ về tội diệt chủng và tra tấn. Ông là giám đốc Châu Âu của Tổ chức Luật Nhân Quyền. Ông đã phát biểu tại Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva để thông báo cho các thành viên hội đồng về cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Vina Lee (Lý Duy Nã), sống ở New York, Giám đốc Công ty Nghệ Thuật Biểu Diễn Shen Yun và là Chủ tịch Học viện Nghệ Thuật Phi Thiên. Sinh ra ở Trung Quốc trước thời Cách Mạng Văn Hóa, bà học múa và là sinh viên tốt nghiệp lứa đầu tiên của Học viện Múa Bắc Kinh. Bà từng là nghệ sỹ múa chính của Nhà hát ca múa Quảng Đông sau đó chuyển sang sinh sống tại Úc.

Yang Senhong (Dương Hiến Hoành), nhà báo cấp cao người Đài Loan, nhà hoạt động nhân quyền và người dẫn chương trình tại Đài phát thanh quốc tế Đài Loan, do chính phủ Đài Loan thành lập và điều hành, là nhà sáng lập Tổ chức Phi chính phủ Hiệp Hội Nhân Quyền Đài Loan. Ông từng là Tổng biên tập tờ Tin tức Đài Loan (Taiwan News) và là Giám đốc Tuần báo Tin tức Tài chính Đài Loan.