Một Cuộc Bức Hại Tà Ác Chưa Từng Có: Sự khác biệt của nền Văn hóa Thần truyền tại Trung Quốc và hải ngoại thông qua Múa cổ điển Trung Quốc

Chương 18:

Sự khác biệt của nền Văn hóa Thần truyền

tại Trung Quốc và hải ngoại thông qua Múa cổ điển Trung Quốc

Vina Lee (Lý Duy Nã)

Tôi sinh ra tại Trung Quốc Đại lục vào đầu những năm 1960. Những ký ức đầu đời của tôi gắn liền với Cách Mạng Văn hóa. Thời ấy, thi thoảng tôi nghe lỏm được từ những cuộc thầm thì của người lớn về một số sự việc không hay mới xảy ra như treo cổ tự vẫn, đánh nhau, hay các kiểu bạo lực khác. Ở độ tuổi non nớt như vậy, tôi không hiểu được những câu chuyện đó, tôi chỉ biết rằng mỗi khi ra khỏi nhà là phải hết sức cẩn thận.

Thời đó, những chương trình giải trí văn hóa duy nhất ở Trung Quốc là tám vở “Kinh kịch” và các buổi biểu diễn ba lê Trung Quốc, chúng đều lặp lại một kiểu tuyên truyền là ca ngợi sự “vinh quang và những thành tựu” của Mao Trạch Đông và Đảng Cộng Sản. Chúng được gọi là “Tám vở kịch cách mạng kiểu mẫu”. Vở ba lê có tên là “Bạch Mao Nữ” là một trong những vở diễn như vậy. Một hồi kịch là “Bắc phong xuy” đã đánh dấu sự khởi đầu cho sự nghiệp múa của tôi. Khi ấy tôi chỉ tự học vì tôi đã xem cả phim và các buổi diễn trực tiếp của cảnh này nhiều lần.

Lúc đó, “Tám vở kịch cách mạng kiểu mẫu” được diễn khắp cả nước, mọi người từ các đoàn nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp – còn được gọi là “đoàn ca múa” – cho đến các đội tuyên truyền nghiệp dư, bất kể tuổi tác hay giới tính, đều biết đến 8 vở kịch tuyên truyền này. Những vở kịch này cũng đã thâm nhập vào mọi khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của người dân bình thường. Có một câu nói trước đây của người Trung Quốc được tạm dịch là “Mỗi hộ gia đình, mỗi cá nhân đều biết” đã được dùng để minh họa cho tình huống này. Không những người người đều biết, mà họ còn có thể bắt chước và diễn lại một số đoạn. Tuy nhiên, họ đều không phải là tự nguyện.

Trước khi Cách mạng văn hóa kết thúc, tôi được nhận vào một đoàn biểu diễn và bắt đầu học múa toàn thời gian. Cha tôi từng làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật nhưng cuối cùng ông đã bị buộc phải đổi nghề vì hoàn cảnh lúc bấy giờ không thuận lợi. Ông rất do dự khi cho con gái đeo đuổi sự nghiệp nghệ thuật chuyên nghiệp. Ông biết rằng nghệ thuật đích thực phải phản ánh được sự thăng hoa về đạo đức của người nghệ sỹ. Không có đạo đức, nghệ thuật không là nghệ thuật nữa. Tuy nhiên, không một nghệ sỹ nào dám theo đuổi nghệ thuật chân chính dựa trên những phẩm chất sáng tạo nội tâm cao thượng vào thời đó. Nếu một nghệ sỹ thể hiện những tình cảm và cảm xúc chính diện, chẳng hạn như sự tử tế hay trung thực, thì những nghệ sỹ đó gần như phải đối mặt với việc bị đánh đập hoặc bỏ tù. Còn những nghệ sỹ gạt bỏ lương tâm và “hát ca ngợi Đảng”, thì cô ấy hoặc anh ấy mới xứng đáng được gọi là “nghệ sỹ”.

Tôi lớn lên trong một xã hội thấm đẫm tuyên truyền của Đảng Cộng Sản. Những câu khẩu hiệu kiểu như “Mọi người dân trên thế giới đều sống trong cảnh khốn cùng, riêng người dân Trung Quốc chúng ta là những người được hưởng đặc quyền và hạnh phúc nhất thế giới” hoặc “Kẻ thù lớn nhất của chúng ta là chủ nghĩa đế quốc Mỹ” ở khắp mọi nơi. Chúng tôi được dạy để tin rằng không có Đảng Cộng Sản thì cuộc đời chúng tôi sẽ kết thúc. Có lần tôi hỏi mẹ, “Vì sao mẹ không phải là Đảng viên? Trong khi mẹ của những bạn khác đều là Đảng viên”. Mẹ tôi trả lời, “Người không phải là Đảng viên không nhất định là người xấu”. Không lâu sau, dù trái với lòng mình, mẹ tôi đã nộp đơn gia nhập Đảng chỉ để con gái có thể ngẩng cao đầu trước bạn bè. Nhiều năm sau, mỗi khi nhắc lại chuyện này, bà đều đăm chiêu nói, “Nếu con không hỏi mẹ câu đó thì mẹ đã không vào Đảng”. Tình yêu của người mẹ dành cho con có thể không màng đến bản thân đến mức bà sẵn sàng hy sinh tình cảm của bản thân vì con cái. May mắn là không lâu sau khi Thời báo The Epoch Times phát hành loạt bài xã luận “Chín bài Bình luận về Đảng Cộng Sản”, mẹ tôi đã thoái xuất khỏi Đảng.

Trong suốt những năm 1970, phương pháp đào tạo múa duy nhất hiện hành ở Trung Quốc là sự kết hợp giữa múa cổ điển Trung Quốc và múa ba lê cổ điển. Vào thời đại ấy, mọi thứ tồn tại đều vì mục đích phục vụ Đảng Cộng Sản, tầm quan trọng của Đảng được đặt lên trên hết. Nghệ thuật không còn là thể hiện của sự thăng hoa tâm hồn, mà bị thu hẹp lại thành công cụ để tôn vinh Đảng. Thể thao không còn là hình thức vui chơi giải trí của nhân dân mà là phương tiện giúp Đảng Cộng Sản có được vị thế trên trường Quốc tế. Vào những năm 1970, sự chăm chỉ và nỗ lực của các nghệ sỹ nổi tiếng của Trung Quốc (nhiều người trong số họ đã được các bậc thầy người Nga đào tạo theo các phương pháp truyền thống) dường như bị xóa sổ vì sự rạn nứt của quan hệ Trung-Nga và cuộc Cách mạng văn hóa. Nhiều người bị bức hại, bị đi đày và đưa đến các trại lao động ở nông thôn, và nhiều người khác buộc phải chuyển ngành. Trong bầu không khí văn hóa “Nếu Đảng muốn bạn chết, thì bạn không thể sống”, một số ít nghệ sỹ còn sống sót đã mù quáng trở thành tay sai tuyên truyền của Đảng như đã được đề cập trong “Tám vở kịch cách mạng kiểu mẫu” ở trên.

Từ khẩu hiệu của Đảng “Lấy quá khứ phục vụ hiện tại, bắt ngoại quốc phục vụ Trung Quốc” đã hình thành nên sự kết hợp giữa múa Trung Quốc cổ điển và múa ba lê cổ điển. Hình thức kết hợp này thiếu cả yếu tố vận (yun: cảm xúc nội tại) trong múa cổ điển Trung Quốc với vô số kỹ thuật khó, và sự sang trọng tinh tế của các động tác múa ba lê cổ điển, cũng như vẻ đẹp uy nghi của Thần Giới. Mọi thứ từ những buổi tập cho đến buổi diễn chính thức của ba lê Trung Quốc đều tràn ngập tuyên truyền về Cộng Sản và ca ngợi Đảng. Các màn trình diễn để lại cho người xem cảm giác trống trải, lời thoại và diễn xuất của diễn viên sặc mùi giả dối. Tuy nhiên, toàn bộ xã hội đều ở trong tình trạng ấy và người ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc lặng im chấp nhận nó như là điều bình thường.

Tuy nhiên, sự huy hoàng của 5000 năm văn hóa thần truyền không thể bị xóa bỏ và vẫn tồn tại trong nhiều khía cạnh cho đến tận ngày nay. Múa Trung Quốc Cổ điển có lịch sử hàng ngàn năm. Từ “vũ (múa)” và “võ” trong tiếng Trung phát âm giống nhau, đều là “wu”. Đây là ví dụ điển hình về những sắc thái sâu sắc và sự kỳ diệu của văn hóa Trung Hoa. Võ thuật, theo truyền thống là được dùng để tự vệ và chiến đấu, đã tạo nên các thế võ, những động tác này không bị cải biến để đảm bảo hiệu quả thực tế của chúng. Cho đến nay, các động tác võ thuật về cơ bản không hề thay đổi qua hàng ngàn năm. Thời cổ đại, các chiến binh biểu diễn võ thuật trong triều đình. Những màn biểu diễn đó để giải trí do đó các động tác võ thuật đã được điều chỉnh cho phù hợp, hình thành nên một loại hình múa. Múa cổ điển Trung Quốc thấm đẫm “vận” (yun), còn gọi là tự tình nội tâm, một đặc trưng tính cách của người Trung Quốc. Sự biểu đạt tự tình nội tâm này thể hiện rõ rệt trong từng chuyển động và cử chỉ của nghệ sĩ múa. Múa cổ điển Trung Quốc được truyền thừa và bảo tồn trong nền văn hóa thần truyền.

Thể dục dụng cụ và nhào lộn thời hiện đại đã lấy nhiều động tác khó từ loại hình nghệ thuật vô cùng biểu cảm là múa cổ điển Trung Quốc, vốn có nhiều cách biểu đạt cho phép các nghệ sĩ múa mang những câu chuyện và các tình tiết phức tạp của cuộc sống lên sân khấu. Từ nam tính đến nữ tính, từ những động tác mượt mà, trôi chảy đến các động tác có cấu trúc, từ những động tác vươn dài đến những tư thế duyên dáng, múa cổ điển Trung Quốc rất giàu ngôn ngữ.

Khi Cách mạng Văn hóa kết thúc vào năm 1976, Trung Quốc bước vào thời kỳ được gọi là “Trung Quốc mở cửa”. Một số bậc thầy múa cổ điển quay trở lại giảng dạy và cố gắng nắm bắt lại những đặc điểm độc đáo của múa Trung Quốc. Mặc dù họ không thể hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của phương pháp múa cổ điển Trung Quốc và múa ba lê cổ điển đã bị chính trị hóa trong quá trình đào tạo cơ bản, nhưng họ vẫn có thể phát triển các phương pháp giảng dạy tương đối phức tạp cho shen yun, hay chứa đựng tự tình. Họ cũng nghĩ rằng các động tác múa là được rút tỉa, phát triển và cải biến từ võ thuật, từ sân khấu và từ hí khúc (xiqu) truyền thống của Trung Quốc. Trên thực tế, những động tác này thực sự bắt nguồn từ nền văn hóa thần truyền cổ xưa của Trung Hoa.

Trong khoảng thời gian đó, Học viện Múa Bắc Kinh đã tổ chức lễ tốt nghiệp cho khóa sinh viên đầu tiên. Tôi đã tốt nghiệp khóa đó và chúng tôi học chuyên sâu vào một trong ba lĩnh vực khác nhau: múa cổ điển Trung Hoa, múa ba lê hoặc biên đạo.

Với chính sách “Trung Quốc mở cửa” nhằm giới thiệu văn hóa phương Tây, sự tương tác giữa cộng đồng múa Trung Quốc và quốc tế trở nên thường xuyên hơn. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc trao đổi đều xoay quanh múa ba lê và múa hiện đại. Một số ít giáo viên dạy múa Trung Quốc đã mạo hiểm ra nước ngoài, nhưng kiến thức duy nhất họ mang về là sự ngưỡng mộ đầy ám ảnh đối với các yếu tố múa đương đại. Sự quan tâm của cộng đồng múa Trung Quốc đối với những yếu tố nước ngoài mới này vượt xa sự quan tâm của họ đối với múa cổ điển Trung Quốc. Nhiều nghệ sĩ múa đã chuyển hướng sang múa đương đại. Sự nổi tiếng của múa ba lê cũng tăng lên ở Trung Quốc khi các nghệ sĩ múa ba lê Trung Quốc thường xuyên giành được giải thưởng trong các cuộc thi ba lê quốc tế. Nhiều nghệ sĩ múa tài năng đã rời Trung Quốc để phát triển sự nghiệp ở nước ngoài. Sự thiếu quan tâm chung của xã hội đối với múa cổ điển Trung Quốc đã buộc một số lượng lớn các nghệ sĩ múa xuất sắc của bộ môn này phải chuyển sang các lĩnh vực múa khác như múa ba lê, múa đương đại hoặc nghỉ hưu sớm.

Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như hoan nghênh các ý tưởng của phương Tây trong thời kỳ “Trung Quốc mở cửa”, nhưng họ vẫn rất lo lắng về mối đe dọa tiềm tàng của việc mở cửa này đối với hệ tư tưởng Cộng sản. Điều này dẫn đến sự chấp nhận trên bề mặt các khái niệm của phương Tây, và chỉ cho phép mọi người theo đuổi vật chất trong khi nghiêm cấm chặt chẽ bất cứ thứ gì động chạm đến vấn đề tôn giáo hoặc tín ngưỡng.

Cộng đồng múa Trung Quốc nhanh chóng nắm vững các kỹ thuật múa phương Tây, nhưng họ không thể nắm bắt được tự tình nội tâm và tinh hoa nghệ thuật của các loại hình này. Hậu quả là sự bắt chước trên bề mặt văn hóa phương Tây kết hợp với việc xóa bỏ nội dung tâm linh trong văn hóa Trung Quốc đã tạo ra các tác phẩm vũ đạo méo mó, tìm cách trốn thoát thực tế bằng cách chạm tới tiềm thức. “Phong cách Trung Quốc” này đã biến múa Trung Quốc thành một mớ hỗn độn, một sự pha trộn hỗn loạn của các hình thức múa khác nhau. Ngoại trừ các buổi biểu diễn múa nhằm tôn vinh Đảng Cộng Sản ra, thì các buổi biểu diễn múa chiếm ưu thế trong thời đại đó đều xoay quanh chủ nghĩa siêu thực và chủ nghĩa siêu-hiện đại (ultra-modernism). Nếu khán giả không hiểu được màn trình diễn thì đó lại được coi là màn trình diễn vượt trội; nếu bản thân người biểu diễn thậm chí không thể hiểu được màn trình diễn thì điều đó lại được coi là xuất sắc. Tôi đã từng thảo luận với một đạo diễn nổi tiếng người Trung Quốc về chủ đề múa Trung Quốc sau những năm 1990. Ông nói, “Các buổi diễn ngày nay… ngay cả chuyên gia về múa như tôi cũng không thể hiểu được họ đang cố gắng truyền tải điều gì, chứ đừng nói đến khán giả bình thường”. Ngay cả những màn trình diễn phác hoạ Trung Quốc cổ đại, với đầy đủ trang phục truyền thống, nhưng cũng bị pha trộn đậm những thứ “phong cách Trung Quốc”, một sản phẩm méo mó của hệ tư tưởng hiện đại lệch lạc.

Khi nhìn vào hành trình của múa cổ điển Trung Quốc, liệu thực sự có phải không còn ai coi trọng văn hóa Trung Quốc chân chính không? Hay Đảng Cộng Sản đã cố tình hủy hoại nền văn hóa thần truyền của Trung Quốc?

Thông qua chính sách toàn trị của mình, Đảng Cộng sản đã áp đặt chủ nghĩa vô thần vào hệ thống tín ngưỡng của người dân Trung Quốc. Đảng đã ép buộc người dân phải từ bỏ những giá trị truyền thống như “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, và thay thế những giá trị đó bằng những học thuyết như “làm theo mệnh lệnh toàn năng của Đảng”. Trong môi trường không có nền tảng đạo đức này, nơi mọi người đều sống và hít thở trong hệ tư tưởng tà ác, phản thần của Đảng, người dân Trung Quốc đã vô tình đánh mất niềm tin ở nhau và ngày càng trở nên ích kỷ và tham lam. Cuộc sống trong một môi trường như vậy kéo theo sự tăng cao bất thường những trạng thái sợ hãi và nghi hoặc – người dân Trung Quốc đã tin rằng đây là cách sống duy nhất. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hủy hoại giá trị, truyền thống và lịch sử 5.000 năm của nền văn minh Trung Quốc. Điều này không chỉ nói đến việc cố ý phá hủy vô số bảo vật và hiện vật vô giá của quốc gia, mà còn nói đến cả sự tàn phá nền tảng đạo đức cơ bản của văn hóa Trung Quốc.

Năm 1998, sau khi di cư đến Úc tôi đã may mắn biết được môn tu luyện tinh thần, Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện xoay quanh nguyên lý phổ quát “Chân, Thiện, Nhẫn”. Điều này đã thôi thúc tôi nghĩ về cuộc đời của mình và cho tôi một cái nhìn hoàn toàn mới về bản thân cũng như thế giới xung quanh. Tôi thấy ngạc nhiên là những yếu tố của văn hóa truyền thống Trung Quốc mà trước đây tôi không thích hoặc không hiểu, chẳng hạn như tranh phong cảnh Trung Quốc, thì giờ đây tôi lại thấy nó thể hiện ra một ý nghĩa hoàn toàn mới. Những bức tranh tưởng chừng đơn giản này đã thể hiện lối sống yên bình của người xưa, minh họa sinh động triết lý “Thiên nhân hợp nhất” của Trung Hoa cổ đại. Tôi đã không thể làm gì ngoài việc tiếc nuối rằng mình đã bỏ lỡ biết bao điều trong quá khứ.

Năm 2003, tôi nhận được lời mời từ Đài Truyền Hình Tân Đường Nhân ở New York tham gia buổi diễn Dạ tiệc năm mới của NTDTV năm 2004. Tôi đã nhận lời và gặp một số nghệ sỹ Hoa kiều khác tại đó, và tôi nhận ra rằng chúng tôi có những hành trình thật giống nhau. Chúng tôi đều lớn lên ở Trung Quốc, có được kỹ năng chuyên môn dưới nền văn hóa của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Sau khi sống ở nước ngoài được vài năm, chúng tôi nhận ra rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã bóp méo văn hóa và cuộc sống của chúng tôi như thế nào. Lúc ấy chúng tôi mới nhận ra nền văn hóa và di sản của tổ tiên chúng tôi quý giá chừng nào. Năm 2004, chúng tôi cùng chung một mục tiêu rằng phải cho thế giới thấy được sự sâu sắc của văn hóa và giá trị truyền thống Trung Hoa thông qua biểu diễn nghệ thuật.

Một vài năm sau đó, tôi vinh dự được gia nhập Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun. Sứ mệnh của Shen Yun, được dịch là ‘vẻ đẹp của những vị Thần đang múa’”, là hồi sinh giá trị và văn hóa thần truyền 5.000 năm thông qua vũ đạo và âm nhạc cổ điển Trung Quốc.

Từ khi được thành lập vào năm 2006, mỗi năm đoàn nghệ thuật Shen Yun đều trình diễn loạt chương trình mới hoàn toàn ở hàng trăm thành phố trên thế giới. Các buổi diễn của Shen Yun chủ yếu là múa và âm nhạc cổ điển Trung Quốc. Chương trình đặc trưng bởi các vở vũ kịch ngắn dựa trên những câu chuyện về các nhân vật lịch sử, thần thoại và truyền thuyết của Trung Quốc. Các điệu múa của nữ giới rất duyên dáng và xinh đẹp, tựa như tiên nữ trên trời. Các điệu múa của nam thì choáng ngợp với kỹ thuật điêu luyện. Các buổi diễn đã thực sự thể hiện được linh hồn của múa cổ điển Trung Quốc và truyền nó đến khán giả. Âm nhạc của Shen Yun là sự hòa quyện tuyệt vời của cả Đông và Tây Phương, là sự kết hợp độc đáo giữa nhạc cụ của âm nhạc Trung Quốc và dàn nhạc giao hưởng phương Tây. Âm nhạc ăn khớp một cách không đứt đoạn với các nghệ sĩ múa trên sân khấu đã đưa hương vị phong phú của văn hóa Trung Hoa vào cuộc sống. Các buổi diễn của Shen Yun cũng trình diễn các bộ trang phục đầy kinh ngạc – bản thân mỗi trang phục chính là một kiệt tác. Buổi diễn còn được nâng tầm nhờ sự tích hợp tài tình của phông nền hoạt hình kỹ thuật số 3D, với đặc điểm là các diễn viên đang diễn trên sân khấu ở thời điểm này, nhưng một lúc sau lại nhập vào và diễn trong phông nền.

Hàng năm, Shen Yun biểu diễn hàng trăm buổi, giúp cho vô số khán giả thăng hoa tinh thần và truyền cảm hứng cho họ bằng năng lượng tích cực của mình. Đổi lại, khán giả đã tán thưởng sự nỗ lực và cống hiến của các nghệ sĩ bằng những tràng pháo tay và những giọt nước mắt chân thành cảm kích.

Các nghệ sĩ Shen Yun tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn nghề nghiệp và nỗ lực siêng năng tuân thủ các nguyên tắc đạo đức Chân, Thiện, Nhẫn. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi dù là động tác của nghệ sĩ múa hay nốt nhạc của nhạc công, đều có sự tinh túy, thuần khiết một cách tự nhiên và mạnh mẽ xuyên suốt buổi biểu diễn. Điều này phản ánh các khái niệm của nền văn hóa thần truyền của Trung Quốc như “Thiên nhân hợp nhất”, “cương nhu cân bằng” và “nội ngoại hòa hợp”. Vẻ đẹp và đạo đức chân chính thì không thể làm giả được. Một người đẹp cả bên trong lẫn bên ngoài thì rất đáng được người khác ngưỡng mộ.

Nhờ tham gia các chương trình biểu diễn của Shen Yun, sự hiểu biết của tôi về nền văn hóa Thần truyền Trung Quốc đã trở nên sâu sắc hơn. Cảm ơn Shen Yun đã cho tôi có cơ hội khám phá và học lại vũ đạo cổ điển Trung Hoa thuần khiết. Nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm chứa đựng nguồn tài nguyên nghệ thuật vô cùng phong phú, cũng như nguồn nguyên liệu và nguồn cảm hứng dường như vô tận. Tất nhiên, nó không chỉ là một nguồn tài nguyên nghệ thuật; nó còn bao gồm vô số nguyên tắc đạo đức và giá trị phổ quát. Văn hóa Trung Quốc không chỉ là tài sản của riêng Trung Quốc mà còn là kho báu vô giá của toàn thế giới.

Cái ác sẽ không bao giờ chiến thắng cái thiện; cái thiện cuối cùng sẽ chiến thắng cái ác. Đây là những niềm tin do Thần truyền dạy. Múa cổ điển Trung Quốc không chỉ là một loại hình nghệ thuật mà còn là sự triển hiên giá trị tâm linh của nền văn hóa thần truyền. Đối với một nghệ sĩ múa cổ điển Trung Quốc thành đạt mà nói thì sự xuất sắc về chuyên môn và sự đề cao về đạo đức là song hành với nhau.

Tôi vô cùng biết ơn khi biết rằng Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun có trụ sở tại Hoa Kỳ có thể chia sẻ nghệ thuật múa cổ điển Trung Hoa đích thực với thế giới. Tôi tin rằng Shen Yun sẽ mang đến cho khán giả nhiều điều hơn là một màn trình diễn sân khấu đẹp mắt, đó là một thông điệp đầy hy vọng về sự thăng hoa tâm hồn.

(Tác giả đã chỉnh sửa vào ngày 05/09/2019)