Chương 5:
Ảnh hưởng của Pháp Luân Công đối với nền chính trị Trung Quốc
Yuan Hongbing (Viên Hồng Băng)
Pháp Luân Công chủ trương không tham gia chính trị
Một số trí thức Trung Quốc trong và ngoài nước vốn tự đánh giá cao bản thân đã nhắm mắt làm ngơ trước cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), giữ im lặng cho đến ngày nay. Biện giải về sự im lặng của mình, họ thường nói: “Chúng tôi không tham gia chính trị”; “Đảng Cộng sản và Pháp Luân Công, cả hai đều làm chính trị. Còn chúng tôi trung lập, không thiên vị bên nào cả.”
Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc từng đưa ra tuyên bố phản đối Cửu Bình (Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản) là “các bài viết chống Trung Quốc” và cáo buộc Pháp Luân Công là một “tổ chức phản động chống Trung Quốc.” Tuy nhiên, cáo buộc này là sai sự thật.
Từ học thuyết “Chính trị chỉ huy” thời Mao Trạch Đông đến phong trào “Nhấn mạnh vào Chính trị” thời Giang Trạch Dân, họ đã liên tục sử dụng chủ nghĩa khủng bố nhà nước để tuyên truyền cho người dân Trung Quốc rằng làm chính trị là đặc quyền của Đảng Cộng sản. Lịch sử của Đảng Cộng sản đã cho người dân thấy rằng chính trị chính là bao hàm các làn sóng thanh trừng ý thức hệ và đàn áp chính kiến, hết làn sóng này đến làn sóng khác. Những phong trào này phá hủy nhân loại, hủy hoại nền văn hóa, tàn sát các sinh mệnh vô tội, đầu độc nhân tâm, cũng như tước đoạt nhân quyền. Đảng Cộng sản đã biến chính trị thành đấu trường đẫm máu, đầy âm mưu và man rợ. Bản thân chính trị đã trở thành tà ác. Theo đó, người Trung Quốc nói chung, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công, đã bị tước quyền “tham gia chính trị.” Giống hệt như làm chính trị là đặc quyền của Đảng Cộng sản, hành ác cũng là đặc quyền của Đảng Cộng sản.
Kể từ tháng 07/1999, thông qua bộ máy chuyên chế, Giang Trạch Dân và bộ máy quan liêu Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng các nguồn lực chính trị và xã hội thâu tóm được thông qua sự chuyên chế để khởi động một cuộc bức hại chính trị đẫm máu, quy mô lớn nhằm tiêu diệt tín ngưỡng Pháp Luân Công. Tội ác diệt chủng và sự tiêu diệt đức tin của Giang Trạch Dân đã khiến trời đất phẫn nộ. Sự xấu xa của những tội ác này không khác gì với những việc làm của một số nhà độc tài như Mao Trạch Đông, Adolf Hitler, Joseph Stalin, Pol Pot và Đặng Tiểu Bình.
Đối mặt với cuộc bức hại chính trị tàn khốc và có quy mô như sóng thần và động đất, để chống lại sự vu khống, bắt bớ, tra tấn và giết người trắng trợn, các học viên Pháp Luân Công đã bảo vệ đức tin của mình với sự kiên nhẫn sắt đá và kiên định. Sự phản kháng ôn hòa của họ chống lại triều đại khủng bố này là bằng chứng cho thấy đức tin có thể chiến thắng chính quyền chuyên chế. Nỗ lực không ngừng vạch trần chính quyền ĐCSTQ tà ác với thế giới, các học viên Pháp Luân Công đang gieo những hạt mầm tự do tín ngưỡng.
Trong những năm gần đây, các tuyên bố và hành động của Pháp Luân Công cho thấy họ không chỉ đang bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của mình mà còn đang theo đuổi nhân quyền cơ bản cho các nhóm người khác cũng đang bị bức hại bởi chính quyền khủng bố. Lịch sử đã ghi chép lại vào những năm cuối của triều đại Giang Trạch Dân, các học viên Pháp Luân Công đã trở thành trụ cột chính chống đỡ và bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc. Có lẽ lịch sử sẽ ghi nhớ nhiều điều hơn nữa.
Các quan chức của ĐCSTQ đã kịch liệt công kích cuộc phản kháng ôn hòa và việc bảo vệ nhân quyền của các học viên Pháp Luân Công bị gắn mác là “làm chính trị.” Xin hãy trả lời câu hỏi này: Cứ phải nhắm mắt, bịt tai trước tội ác diệt chủng và sự tiêu diệt đức tin của Giang Trạch Dân để không bị mang tiếng là “làm chính trị” hay sao? Phải chăng “không làm chính trị” có nghĩa là đầu hàng, không kêu ca phàn nàn trước sự chà đạp nhân quyền và ngược đãi người dân của ĐCSTQ hay sao? Phải chăng “không làm chính trị” thực sự có nghĩa là, trước những lời dối trá, bịa đặt của bộ máy tuyên truyền ĐCSTQ nhằm che đậy tội ác của mình, không ai được nói lên sự thật? Người dân Trung Quốc có thực sự cần phải hành động kỳ quặc và mù quáng, âm thầm chấp nhận sự đàn áp, ngược đãi của ĐCSTQ để thoát khỏi cáo buộc là “làm chính trị” không?
Luật trời là rõ ràng! Luật trời là công minh! Có cần phải hét to lên rằng cái gì là đúng và cái gì là sai không?
Pháp Luân Công không phải là một tổ chức chính trị. Đó là một phương pháp tu luyện. Pháp Luân Công không tham gia làm chính trị. Cho đến ngày nay, niềm tin và hành động của các học viên Pháp Luân Công đã thể hiện rõ ràng: họ không quan tâm đến quyền lực trong nhà nước; họ chỉ đơn giản là thông báo cho nhân loại về những tội ác của chính quyền ĐCSTQ thôi. Họ không quan tâm đến quyền lực trong nhà nước; họ chỉ đơn giản đang tìm kiếm một không gian cho phép họ tự do thực hành đức tin.
Một số nhà trí thức tự cho mình luôn đúng nói: “Chúng tôi không làm chính trị. Giữa ĐCSTQ và Pháp Luân Công, chúng tôi không ủng hộ hay phản đối bên nào.” Nghe những lời như vậy, tôi luôn cảm thấy vô cùng xấu hổ, xấu hổ vô cùng. Tôi xấu hổ vì giới trí thức đã sa sút quá rồi. Những tuyên bố như vậy là đạo đức giả. Đằng sau nó là sự hèn nhát, đê tiện, ích kỷ, thiếu dũng khí và thiếu chính trực để đấu tranh cho công lý. Tôi muốn hỏi những người trí thức mộ đạo này một câu hỏi: nếu quý vị chứng kiến một nhóm côn đồ hành hạ dã man những người yếu đuối vô tội, thì các vị vẫn khẳng định: “Chúng tôi không ủng hộ hay phản đối ai trong số họ, vì chúng tôi trung lập” hay sao?
Tại thời điểm này, tôi muốn nói với những học giả không đồng ý với đức tin của Pháp Luân Công điều này: các vị hãy suy ngẫm về những câu nói vượt thời gian của Voltaire – “Tôi không đồng ý với những gì bạn nói, nhưng tôi sẵn sàng đấu tranh đến chết để bảo vệ quyền ngôn luận của bạn.” Nếu biến những lời nói này thành hành động, chúng ta sẽ được lịch sử tôn trọng. Các vị đừng quên rằng – khi chúng ta bước vào tuổi già, con cháu chúng ta có thể nhìn thẳng vào mắt chúng ta và hỏi: “Trong cuộc bức hại chính trị tàn bạo và quy mô đó, ông/bà đã làm gì? Liệu khi ấy quý vị còn có thể giữ im lặng một cách đáng hổ thẹn nữa không?”
Đại sứ quán Trung Quốc dán nhãn Cửu Bình là “các bài báo chống Trung Quốc” và Pháp Luân Công là “tổ chức chống Trung Quốc.” Đảng Cộng sản tự cho mình ngang hàng với người dân Trung Quốc, đó là hành động hoàn toàn vô liêm sỉ. Không một tổ chức chính trị nào có thể so sánh được với nhân dân Trung Quốc, là những người thừa kế nền văn minh 5,000 năm Trung Hoa. Với sự phản bội và những nỗi đau gây ra cho người dân Trung Quốc, ĐCSTQ phải vĩnh viễn quỳ gối trước bia mộ của tổ tiên Trung Quốc để ăn năn hối lỗi về tội ác của mình.
Sau khi phản bội linh hồn văn hóa Trung Hoa để đi theo chủ nghĩa Mác, học thuyết của một người Đức được xây dựng trên lòng hận thù và bạo lực; sau khi sự ngu ngốc và tà ác của họ khiến hàng chục triệu nông dân phải chết đói; sau khi đàn áp và sát hại hàng triệu trí thức; sau khi tàn sát hàng triệu người Tây Tạng kiên định với đức tin của mình; sau khi xúi giục Pol Pot giết hại hàng triệu người dân Campuchia – trong đó có vô số Hoa kiều; sau khi bần cùng hoá hàng trăm triệu nông dân đẩy họ trở thành công dân hạng ba trong hơn nửa thế kỷ; sau khi đẩy hàng chục triệu người thất nghiệp và lao động nhập cư vào cảnh nghèo đói; sau khi gây ra vô số bi kịch xã hội và nhân tai nhân họa; sau khi sản sinh ra một tầng lớp quan lại tham nhũng, thoái hóa chưa từng có trong lịch sử; sau khi giao nộp của cải xã hội cho một liên minh gồm các thế lực tham nhũng và tội phạm có tổ chức; sau tất cả những gì làm tổn thương người dân Trung Quốc một cách nặng nề, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn dám coi mình đồng hạng với người dân Trung Quốc, điều này chẳng phải là hoàn toàn vô liêm sỉ sao?
Lịch sử và sự thật đã chiến thắng những tuyên truyền và dối trá. Rõ ràng là Đảng Cộng sản, đặc biệt là các băng đảng quan chức của nó là nỗi ô nhục của Trung Quốc, là tội ác chống lại đất nước Trung Quốc và là nguồn gốc của mọi tội lỗi.
Dũng cảm vạch trần tội ác tà ác của ĐCSTQ là thể hiện tình yêu dân tộc Trung Hoa sâu sắc và chân thành nhất. Chỉ khi chấm dứt sự cai trị độc tài của ĐCSTQ thì người dân Trung Quốc mới thực sự được cứu. Hãy chôn vùi sự chuyên chế của ĐCSTQ và rửa sạch một thế kỷ tủi nhục mà Trung Quốc phải gánh chịu.
Một thiên niên kỷ có thể dễ dàng trôi qua, nhưng tội lỗi của ĐCSTQ thì không thể xóa nhòa.
Tác động khách quan của phong trào Pháp Luân Công đối với nền chính trị Trung Quốc
Nói một cách chủ quan, Pháp Luân Công không có nguyện ý làm chính trị. Tuy nhiên, về mặt khách quan, cuộc phản bức hại của các học viên Pháp Luân Công đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nền chính trị Trung Quốc, thể hiện chủ yếu ở các khía cạnh sau:
(1) Nó đã trở thành một trong những nhân tố đưa lịch sử Trung Quốc ra khỏi bóng tối của chủ nghĩa khủng bố của chính quyền ĐCSTQ.
2) Phương tiện quan trọng nhất để ĐCSTQ duy trì chế độ toàn trị của mình là bạo lực nhà nước. Điều này khiến đông đảo quần chúng phải sợ hãi, từ đó phá hủy ý chí chống đối lại sự kiểm soát của Đảng. Năm 1989, chính quyền ĐCSTQ tung ra hàng trăm nghìn quân lính khiến Bắc Kinh trở thành bể máu trong vụ “Thảm sát Thiên An Môn” kinh hoàng. Sau đó, lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình và những ‘tinh hoa chính trị’ của ông ta thậm chí còn đe dọa “giết 200,000 người dân để đảm bảo tình hình ổn định trong 20 năm.” Trung Quốc bị bao trùm trong bầu không khí đẫm máu của chủ nghĩa khủng bố nhà nước.
Sau vụ thảm sát Thiên An Môn, giới trí thức cấp tiến ở Bắc Kinh đã có những nỗ lực nhằm phá vỡ tình trạng khủng bố nhà nước, bao gồm “Làn sóng lịch sử,” Hội nghị chống cánh tả tại Khách sạn Olympic của hơn một trăm Trí thức Tự do, sự thành lập “Liên minh Bảo vệ Quyền Lao động,” thu thập chữ ký chữ ký thỉnh nguyện “Ủng hộ Yan Zhengxue, vị họa sĩ đấu tranh cho tự do đang bị cảnh sát bức hại.” Ngoại trừ những nỗ lực trên, phần lớn người dân vẫn sống trong sợ hãi sau vụ thảm sát ở Bắc Kinh.
Ngày 25/04/1999, để phản đối việc Pháp Luân Công bị bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ và một học giả có quan hệ mật thiết với Giang Trạch Dân phỉ báng, hơn mười nghìn học viên Pháp Luân Công đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện. Họ ngồi thiền định ôn hòa xung quanh Trung Nam Hải – khu phức hợp của Trung ương ĐCSTQ – và thể hiện lòng sùng mộ vào đức tin “Chân, Thiện, Nhẫn.” Cuộc kháng nghị quy mô lớn này của các học viên Pháp Luân Công đã thể hiện lòng dũng cảm và sự quả cảm mang trên mình sức mạnh của đức tin vốn sáng chói hơn nhiều nắm đấm sắt của ĐCSTQ. Nó đập tan bóng đen của nỗi sợ hãi đè nặng lên người dân Trung Quốc kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn. Từ đó trở đi, các cuộc nổi dậy của quần chúng nhằm “bảo vệ nhân quyền và chống chuyên chế” lan rộng khắp lục địa Đông Á giống như cháy rừng. Ngày nay, ở Trung Quốc hàng năm có hàng trăm nghìn cuộc nổi dậy như vậy.
Những sự kiện trên cho thấy, trong cuộc phản bức hại, học viên Pháp Luân Công đã góp sức dẫn dắt đất nước Trung Quốc thoát khỏi nỗi kinh hoàng bao trùm kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn, bước vào kỷ nguyên chống lại chế độ chuyên chế trên diện rộng. Trên thực tế, họ xứng đáng được vinh danh cao nhất vì điều này.
(3) Nỗ lực phản bức hại và giảng chân tướng của học viên Pháp Luân Công đã vạch trần bản chất tà ác của chế độ độc tài toàn trị của ĐCSTQ, đẩy nhanh quá trình thức tỉnh chính trị của người dân Trung Quốc.
Sau vụ thảm sát Thiên An Môn, ĐCSTQ đã sử dụng cơ quan ngôn luận để che đậy tội ác không thể dung thứ chống lại loài người của họ, để lừa dối cộng đồng quốc tế và củng cố sự kiểm soát chuyên quyền của mình. Các con rối của họ bao gồm các học giả do họ đào tạo và nâng đỡ, các nhà văn có quan hệ trực tiếp với tầng lớp cầm quyền, cũng như một số “nhà Hán học” và các “chuyên gia Trung Quốc” quốc tế mà họ thuê mượn. Từ mọi góc độ, những con rối này đã thêu dệt hàng loạt lời dối trá về những cải cách chính trị sắp tới của ĐCSTQ và truyền bá ảo tưởng rằng “cải cách kinh tế” sẽ dân chủ hóa xã hội Trung Quốc. Những lời dối trá và ảo tưởng này đã góp phần to lớn cho việc cản trở người dân Trung Quốc đứng lên và đấu tranh chống lại sự chuyên chế của ĐCSTQ. Ngoài ra, một tầng lớp trí thức ngụy tự do như Lưu Hiểu Ba đã đi theo xoa dịu các chính trị gia ở Mỹ và châu Âu, thúc đẩy họ thỏa hiệp với ĐCSTQ. Họ nói rằng, cả hệ thống chuyên quyền của ĐCSTQ và tình hình nhân quyền của Trung Quốc đang dần được cải thiện. Điều này cũng hỗ trợ rất nhiều cho ĐCSTQ trong việc ngụy trang bản chất tà ác của nó.
Trong bối cảnh phức tạp như vậy, ngày này qua ngày khác, các học viên Pháp Luân Công đã duy trì các hoạt động phản bức hại và giảng chân tướng trong hơn một thập niên. Họ vạch trần một cách triệt để và hiệu quả bản chất tà ác của ĐCSTQ, vốn chối bỏ lịch sử, chối bỏ nhân loại, xã hội, phủ nhận bản chất con người và nền văn hóa Trung Hoa. Giống như bản nhạc Trung Hoa cổ xưa vĩ đại, sự thật vang lên như sấm sét và thức tỉnh mọi người. Các chiến dịch của học viên Pháp Luân Công đã khiến ngày càng nhiều người Trung Quốc nhận ra rằng “chỉ khi không có ĐCSTQ thì mới có một nước Trung Quốc mới.” Đây là một sự thức tỉnh chính trị to lớn và nó đã đặt nền tảng tư tưởng thiết yếu cho một cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc thời kỳ đương đại.
(4) Các học viên Pháp Luân Công đã khởi xướng một cuộc nổi dậy tinh thần thời hiện đại trong người dân Trung Quốc – đó là thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.
Chính quyền ĐCSTQ là một băng đảng tội phạm đã gây ra vô số tội ác chống lại nhiều nhóm dân tộc thiểu số trên khắp lục địa Đông Á. Chính quyền ĐCSTQ là nhóm quan chức tham nhũng vô liêm sỉ nhất và lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Đó là một băng đảng chính trị kiểm soát người dân của mình thông qua mạng lưới đặc vụ và hệ thống giám sát. Bằng cách sử dụng văn hóa Đảng Cộng sản từ phương Tây, ĐCSTQ đã phá hủy nền văn minh và cội nguồn tinh thần của đất nước Trung Hoa. Họ là những kẻ phản bội Trung Quốc tà ác nhất trong suốt hàng ngàn năm lịch sử.
Từ lịch sử thống trị của ĐCSTQ trên lục địa Đông Á, chúng ta có thể rút ra kết luận sau: sự chuyên chế của ĐCSTQ là nguồn gốc của mọi tội ác; người dân Trung Quốc đương đại là nô lệ chính trị dưới sự kiểm soát của chủ nghĩa Mác. Họ đã đánh mất cội nguồn văn hóa của mình. Một “Giấc mơ Trung Hoa” thực sự của người dân sẽ là xóa bỏ chế độ ĐCSTQ và tạo ra một liên bang Trung Quốc tự do và dân chủ.
Phong trào thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới được các học viên Pháp Luân Công khởi xướng, ngày càng lớn mạnh. Trào lưu này đang phá hủy nền tảng của ĐCSTQ. Như cháy rừng, nó đang lan truyền rất nhanh và chiếm được cảm tình của công chúng. Trên thực tế, thoái ĐCSTQ là cách để người dân Trung Quốc tự giải phóng mình khỏi xiềng xích tư tưởng. Đó là một cuộc nổi dậy vĩ đại trong lĩnh vực tâm linh và cuối cùng sẽ dẫn đến những thay đổi chính trị và cải biến tiến trình lịch sử.
Kết luận
Về mặt chủ quan, Pháp Luân Công không tham gia vào chính trị, nhưng về khách quan, môn tập này đã có tác động chính trị trong việc thúc đẩy quá trình dân chủ hóa ở Trung Quốc. Người ta có thể nói kết quả đó đến một cách tự nhiên.
Trong cuộc đàn áp quy mô chống lại Pháp Luân Công, chính quyền ĐCSTQ đã nhanh chóng phát triển thành hình thức chuyên quyền đen tối nhất, cụ thể là băng nhóm chính trị do gián điệp và mật vụ thống trị.
Sau Đại hội lần thứ 18 của ĐCSTQ, “Hồng vệ binh cũ” của Mao Trạch Đông (tương đương với Quân đoàn SS của Đảng Đức Quốc xã), một nhóm tội phạm chống lại loài người, đã nắm toàn quyền kiểm soát quyền lực của ĐCSTQ. Hậu quả là Trung Quốc bước vào thời kỳ đen tối nhất trong hàng thiên niên kỷ lịch sử của mình. Tuy nhiên, khi chế độ chuyên chế của ĐCSTQ phát triển thành hình thức hèn hạ và tàn ác nhất, nó cũng báo trước sự sụp đổ của triều đại phản nhân loại và phản xã hội. “Một Trung Quốc mới không có ĐCSTQ,” “Giấc mơ Trung Hoa” của người dân chắc chắn sẽ trở thành hiện thực huy hoàng.