Chương 13:
Hệ thống lấy tạng tử tù để cấy ghép của Trung Quốc và các tổ chức quốc tế:
Một tình huống quá khó khăn để giải quyết?
Kirk C. Allison
Giới thiệu
Mối liên hệ giữa ghép tạng và tử tù ở Trung Quốc và phản ứng của các hiệp hội nghề nghiệp làm nổi rõ mâu thuẫn gay gắt giữa các quy định chế tài và tính tự ước thúc. Mặc dù không có đầy đủ quyền chế tài, nhưng có nhiều đặc điểm cho thấy vị thế pháp lý đặc thù của các hiệp hội chuyên môn nghề nghiệp bao gồm cung cấp kỹ năng chuyên môn và tính tự ước thúc (tiêu chuẩn thực hành và kỷ luật) nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng, bao gồm cả việc “chống lại áp bức và bóc lột”. (1) Vì vậy, “bản thân hiệp hội nghề nghiệp phải áp dụng kỷ luật đối với các thành viên, coi trọng đúng mức các quyền cơ bản của con người, loại bỏ những kẻ phạm tội ra khỏi danh sách của mình.” (2) Hiệp hội cần phải có phản ứng gì khi có thành viên hành nghề không quan tâm đến các quyền cơ bản của con người, thậm chí còn dựa vào việc hành quyết để lấy nội tạng?
Tình huống
Sau nhiều năm phủ nhận, vào năm 2005, Phó Bộ trưởng Bộ Y tế, bác sĩ phẫu thuật ghép gan Hoàng Kiết Phu (Huang Jiefu) đã thừa nhận rằng tử tù là nguồn cung nội tạng chính của Trung Quốc. (3) Sự trùng khớp thời điểm đàn áp Pháp Luân Công được phát động vào năm 1999 và sự gia tăng số lượng ca ghép tạng theo cấp số nhân với đỉnh điểm là vào năm 2004 (xem Hình 1) (4) ít được nhắc đến trong các phát ngôn của hiệp hội nghề nghiệp, mặc dù điều này ngày càng được nhiều chuyên gia y tế và các nhà đạo đức thừa nhận. (5) (6)
Giáo sư Thạch Bỉnh Nghị (Shi Bingyi) (Giám đốc Cấy ghép, Bệnh viện Quân đội Giải phóng Nhân dân số 309 ở Bắc Kinh), cho biết số ca cấy ghép đạt đỉnh điểm là 20,000 ca một năm vào năm 2006, chứ không phải năm 2004, do đó có sự sai lệch về độ chính xác so với dữ liệu của Bộ Y tế trình bày. (7)
Bằng chứng về nguồn tạng từ học viên Pháp Luân Công đã dẫn tới Nghị quyết 2013/2981 của Nghị viện Châu Âu, (tháng 12/2013), (8) với 215 người ủng hộ, Nghị quyết 281 của Hạ viện đã được Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua vào tháng 7 năm 2014, “Bày tỏ lo ngại trước các báo cáo liên tục và đáng tin cậy về hoạt động thu hoạch nội tạng có hệ thống, được nhà nước hậu thuẫn từ các tù nhân lương tâm mà không có sự đồng ý của họ, tại Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm từ một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù vì niềm tin tín ngưỡng của mình và những thành viên thuộc các tôn giáo và dân tộc thiểu số khác.” (9)
Mô hình ghép tạng này có nguồn cung quá dồi dào so với nhu cầu ghép tạng trong nước; tình trạng dư thừa nguồn cung những năm (2004-2005) đã được giải quyết bằng cách phục vụ cho khách du lịch ghép tạng nhằm sinh lợi nhuận. (10) Năm 2005, trang chủ của Trung tâm Hỗ trợ Mạng lưới Cấy ghép Quốc tế Trung Quốc đã khoe khoang: “Có thể tìm được nguồn tạng ngay lập tức!” (11) Những ‘nguồn’ đó đến từ đâu?
Số ca ghép gan thấp hơn so với số ca ghép thận không đáng kể trước năm 2000 (<350), đạt đỉnh điểm vào năm 2005 (3,500+), trước khi giảm vào năm 2006, thấp hơn năm 2004. Điều này phản ánh rằng nhiều bệnh viện đang tham gia vào thị trường ghép gan sinh lợi hơn sau thời kỳ đỉnh cao của ghép thận. Đến năm 2006, có đến hơn 500 bệnh viện ở Trung Quốc thực hiện ghép gan, so với khoảng 100 bệnh viện ở Mỹ (12)
Nghiên cứu theo dòng thời gian của Hạo Vương (Hao Wang) năm 2007 (dữ liệu 1993-2005) đã xác nhận xu hướng gia tăng số ca tử vong của các học viên Pháp Luân Công trong trại giam (2,773 trong khoảng thời gian 1999-2005), tiên đoán xu hướng ghép gan tăng cao một cách đáng kể (t=10/16, p<.00001), trong khi các báo cáo về án tử hình trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc không có tăng (t=0,57, p=0.5792). Nghiên cứu này cho thấy dùng lời giải thích lý do “gia tăng ghép tạng” có nguồn gốc chính từ tù nhân tử hình là không phù hợp. Những người bị tra tấn đến chết có rất ít khả năng cho tạng để cấy ghép; tuy nhiên một học viên Pháp Luân Công bị giam giữ vì từ chối từ bỏ tu luyện hoặc tiết lộ danh tính của mình có thể tạo ra vài trăm nghìn đô la. Các cuộc xét nghiệm chuẩn bị (lấy máu, chụp X-quang, v.v.) đã được chứng thực nhiều lần. (13) Năm 2006, khi có 120 cuộc gọi tới bệnh viện và 36 cuộc gọi đến các trại tạm giam và tòa án đã nhận được 19 sự xác nhận về nguồn nội tạng có sẵn từ học viên Pháp Luân Công bị giam cầm. Nhiều người đã lảng tránh câu hỏi về nguồn cung nội tạng như là một bí mật nhạy cảm. (14)
Liên đới trách nhiệm
Nhìn vào quy định chế tài và thương mại về hệ thống lấy tạng tử tù để cấy ghép của Trung Quốc, chương này xem xét hai văn bản của hiệp hội nghề nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ cung ứng tạng:
Thư của thành viên Hiệp hội ghép tạng ngày 06/11/2006 (sau đây gọi là “thư thành viên”). (15)
Tuyên bố Istanbul về buôn bán nội tạng và du lịch cấy ghép (2008). (16)
Những hỗ trợ và lợi nhuận của các công ty dược phẩm, trang thiết bị y khoa.
Bên cạnh sự mập mờ trong việc tự đánh giá đạo đức phía Trung Quốc, việc cấy ghép từ tử tù còn được gọi là phi đạo đức, vô đạo đức, tà ác, man rợ hoặc diệt chủng tùy theo bối cảnh. Chiến lược chính của các hiệp hội ghép tạng quốc tế chủ yếu là “tham gia mang tính xây dựng,” chứ không phải là cô lập. Những người nỗ lực tìm kiếm nguồn cung tạng có phải là đồng loã hay phạm pháp không? Việc gần gũi với Trung Quốc có góp phần cho phép tội ác đó tiếp tục hay không?
Hợp tác với cái ác? Một khung hành động đáng suy ngẫm
Để diễn tả phản ứng của các hiệp hội quốc tế, ta có thể dùng từ “nhục nhã” hoặc: hợp tác với cái ác (mượn cách phân loại của Công giáo). Tuy nhiên, người ta có thể sử dụng một thuật ngữ khác, đó là “tội ác ”, điều này sẽ chỉ ra mức độ nghiêm trọng đối với những gì đang xảy ra.
Sự hợp tác liên quan đến một hành động, ở đây là thu mua/cấy ghép nội tạng của người bị hành quyết. Các tác nhân tiến hành; hỗ trợ người cộng tác. Hoặc có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Hợp tác phân chia ở ba cấp độ: hợp tác có chủ ý (Chính thức) hoặc hợp tác thực tế (Nguyên liệu); bản chất của hỗ trợ nguyên liệu (trực tiếp hoặc Trung gian); và mức độ tiếp cận với hành động (Gần hoặc Từ xa). (17)
Hợp tác chính thức liên quan đến ý định (chấp thuận nguồn du lịch ghép tạng). Hợp tác nguyên liệu trực tiếp bao gồm sự đóng góp quan trọng cần thiết cho hoạt động (đào tạo chuyên môn). Đóng góp trung gian có liên quan theo ngữ cảnh, nhưng không quan trọng. Những người tiếp cận gần có thể dẫn đến hành động (đồng ý tham dự một ca biểu diễn cấy ghép học thuật); còn người tiếp cận xa thì không (bán dụng cụ phẫu thuật cho bệnh viện). Người ta có thể nhân ba ý định, cung cấp vật liệu cần thiết và tham gia tiếp cận gần. Trừ khi một hành động về bản chất là xấu xa, còn lại sẽ do bối cảnh quyết định. Do đó, điều tốt trong bối cảnh này (cấy ghép) có thể đại diện cho điều ác trong bối cảnh khác (hành quyết- cấy ghép). Ý định, bản chất đạo đức của một hành động và hậu quả đều có vai trò.
Ở Trung Quốc, các bác sĩ sau khi được Hiệp hội quốc tế đào tạo, (và các nhân viên nòng cốt khác) đã về nước thực hiện việc hành quyết tù nhân bằng cách lựa chọn và lên kế hoạch cấy ghép vì họ có kiến thức và biết tạng của tù nhân nào tốt, phù hợp với bệnh nhân nào (18) (19) (người hiến không cần sống sót sau lấy tạng), điều này khiến người ta nghi ngờ đó chính là nguyên nhân dẫn tới việc nguồn cung nội tạng ngày càng phong phú cũng như số tù nhân bị tuyên án tử hình tăng cao.
Thư của thành viên Hiệp hội Ghép tạng ngày 06/11/2006 – tạo ra sự thay đổi thông qua việc tiếp cận?
Hiệp hội Ghép tạng (TTS) là một “tổ chức phi chính phủ có liên hệ chính thức với Tổ chức Y tế Thế giới—WHO”. (20) tập san chính thức có tên là Transplantation, là “tập san được trích dẫn nhiều nhất và có ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực này” với tầm nhìn là “cung cấp trọng tâm cho sự lãnh đạo toàn cầu về cấy ghép” trong “phát triển khoa học và thực hành lâm sàng”, “truyền thông khoa học,” “đào tạo liên tục” và “hướng dẫn thực hành đạo đức”. TTS tự hào có hơn 6,500 thành viên ở hơn 100 quốc gia và có đại hội được tổ chức hai năm một lần với hơn 5,000 người tham gia.
Vào ngày 06/11/2006, Hiệp hội Ghép tạng TTS đã ban hành một lá thư dài 3 trang về việc Trung Quốc và các quốc gia khác không tuân thủ các Tuyên bố về Chính sách & Đạo đức hoặc tư cách thành viên của hiệp hội. Bức thư đã công bố việc hợp tác với WHO và các cơ quan chính phủ Trung Quốc, “để phát triển khung pháp lý đạt được các tiêu chuẩn thực hành của hiệp hội” và các nguyên tắc hướng dẫn của WHO. (21) Đối với điều này, “sự tương tác với các quan chức Trung Quốc là con đường thực sự duy nhất để tạo ra sự thay đổi lâu dài” và “phải bắt nguồn từ các chính sách của Chính phủ Trung Quốc;” đề xuất các đường lối khác sẽ là ‘sai’. Hơn nữa, Hiệp hội Ghép tạng TTS đã xác nhận một tuyên bố gần đây của Bộ Y tế Trung Quốc về “các tiêu chuẩn đạo đức mới”.
Trước năm 2006, không có sự giám sát tập trung nào được thực hiện; một hệ thống y tế kết nối mật thiết với quân đội nằm ngoài sự quản lý của Bộ y Tế Trung Quốc đã thúc đẩy sự bùng nổ du lịch cấy ghép sinh lợi ( bing shang–những người lính thương mại) với rất ít nội tạng dành cho người dân Trung Quốc. Tội danh bị phạt tử hình khá nhiều, có tới 68 tội danh có thể bị tử hình, có những đợt chiến dịch “tích cực” đẩy mạnh số lượng án tử hình, sau tháng 11/2005, việc quyết định hình phạt tử hình được chuyển về Bắc Kinh xem xét. Số loại tội danh xử án tử hình giảm xuống còn 55 tội vào năm 2011 và giảm xuống còn 46 tội vào năm 2014. (22 )
Thư của thành viên Hiệp hội Ghép tạng TTS trình bày bốn “thực tế và nguyên tắc”; 1) Mức tăng vượt trội của Trung Quốc (hơn 11,000 ca cấy ghép trong năm 2005). 2) “Hầu hết tất cả nội tạng đều có khả năng được lấy từ các tù nhân bị hành quyết.” 3) “Là một hiệp hội nghề nghiệp, Hiệp hội Ghép tạng TTS không thể đưa ra tuyên bố đối với Trung Quốc rằng việc áp dụng hình phạt tử hình của nước này là phi đạo đức” – bất chấp tính chất về sự độc đoán đã được ghi nhận. Đúng hơn, “Hiệp hội nên bày tỏ lo ngại rằng việc lấy nội tạng từ các tù nhân bị hành quyết đã dẫn đến chủ nghĩa thương mại và du lịch ghép tạng tràn lan.” 4) Bộ Y tế có ý thành lập cơ chế giám sát quốc gia, thiết lập các chứng nhận, cấm buôn bán nội tạng, ngăn chặn buôn bán/du lịch, thiết lập việc hiến tặng từ người chết (tiêu chuẩn của chết não) và khả năng tự cung tự cấp đối với người hiến tặng đã chết và còn sống. Nhấn mạnh đến việc các tù nhân khó có được sự tự do đồng ý, “thù lao tài chính cho việc lấy nội tạng từ các tù nhân bị hành quyết có thể trở thành động lực để tăng số lượng nội tạng sẵn có cho việc cấy ghép.”
Đối với Trung Quốc, lá thư đề cập việc kết nạp làm thành viên của Hiệp hội Ghép tạng TTS cho bất kỳ ai ký vào bản tuyên bố tư cách hội viên; Những người tham dự cuộc họp của Hiệp hội Ghép tạng TTS có thể bao gồm nhân viên cấy ghép nội tạng từ tử tù (để đối thoại/thúc đẩy các giải pháp thay thế); các bài thuyết trình khoa học từ Trung Quốc không liên quan đến các nhà điều hành và hợp tác nghiên cứu, một khi tuân thủ Tuyên bố IRB/Helsinki thì được hoan nghênh. Các bài giảng và kiến thức chuyên môn của các thành viên có thể hỗ trợ chương trình của Trung Quốc nếu “trong chừng mực có thể” không thúc đẩy việc sử dụng hình phạt tử hình; và các cơ quan đăng ký quốc tế có thể chấp nhận dữ liệu cấy ghép có nguồn gốc từ tử tù được ghi chú hợp lệ để đảm bảo tính minh bạch/nhân khẩu học, nhưng không chấp nhận báo cáo kết quả tổng hợp.
Đến năm 2005, Trung tâm Hỗ trợ Mạng lưới Cấy ghép Quốc tế Trung Quốc có năng lực gần như hoàn toàn nhờ vào đào tạo của phương Tây (11 bác sĩ phẫu thuật và 2 bác sĩ nội). (23) Điều đáng ngạc nhiên là lá thư của Hiệp hội Ghép tạng khuyến khích các tổ chức phương Tây chấp nhận các học viên mới từ các nơi sử dụng tạng của tử tù, nếu đảm bảo “tối đa có thể”, sẽ tuân theo các hướng dẫn của Hiệp hội Ghép tạng TTS trong tương lai. Tuy nhiên, một số viện đào tạo đã thực hiện một chiến thuật hoàn toàn khác: Vào tháng 12/2006, các trung tâm cấy ghép ở Queensland, Australia, đã cấm đào tạo thêm các bác sĩ phẫu thuật từ Trung Quốc và hợp tác nghiên cứu liên quan. (24)
Mặc dù Hiệp hội Ghép tạng có ý định không sử dụng nguồn tạng của tử tù (không ‘hợp tác chính thức với tội ác’ cũng như không đồng lõa trong việc theo dõi tư cách thành viên hoặc đăng ký, nếu tuân thủ), các cuộc thảo luận nghiên cứu chính là cung cấp hỗ trợ trung gian khi các bác sĩ đó trở về Trung Quốc; nội dung cuộc họp (kỹ thuật mới) có đóng góp toàn diện; và chương trình đào tạo mới giúp tăng cường năng lực cấy ghép cho dù họ dùng bất kỳ nguồn tạng nào.
Cách tiếp cận của thư thành viên Hiệp hội Ghép tạng TTS có hiệu quả không? — Bảy năm sau, (ngày 27/02/2014) Hiệp hội Ghép tạng TTS và Tuyên bố của Nhóm giám sát Istanbul đã công bố Thư ngỏ gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Cuộc chiến chống tham nhũng trong cấy ghép nội tạng của Trung Quốc. (25) Ủng hộ “văn hóa nhân quyền”, thúc giục ông Tập giải quyết các hoạt động cấy ghép phi đạo đức vẫn đang diễn ra, “để loại bỏ tham nhũng trong xã hội Trung Quốc,” bao gồm cả sự đồng ý cưỡng bức, “các giao dịch tai tiếng giữa các bác sĩ phẫu thuật cấy ghép và các quan chức tư pháp và hình sự địa phương,” “ cấy ghép nội tạng bí mật,” và tiếp tục tiếp thị du lịch cấy ghép; tóm lại là “sơ suất kéo dài hàng thập kỷ”. Có nhiều tài liệu đã trích dẫn các luật cơ bản về ghép tạng từ Tuyên bố Istanbul năm 2008 về buôn bán nội tạng và du lịch cấy ghép.
Tuyên bố Istanbul về buôn bán nội tạng và du lịch cấy ghép
Từ 30/04 đến 02/05 năm 2008, một Hội nghị thượng đỉnh được triệu tập tại Istanbul để “đưa ra tuyên bố cuối cùng có thể đạt được sự đồng thuận” về nạn buôn bán nội tạng và du lịch cấy ghép. Ban lãnh đạo (lãnh đạo Hiệp hội Ghép tạng TTS và Hiệp hội Thận học Quốc tế) đã đưa ra dự thảo làm việc. Khoảng 170 người tiềm năng tham gia được mời đại diện cho nhiều quốc gia và những người quan tâm; 160 người tham gia đã được chấp nhận (bốn người từ Trung Quốc) và 152 người đã tham dự. Một bản làm việc được ấn định cho những người tham dự từ PRC (People’s Republic of China: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc) về Nguyên tắc quản lý và Kế hoạch truyền thông và ấn định cho đại diện của Bộ Y tế Trung Quốc là ông Triệu Minh Cương (Zhao Minggang) về du lịch cấy ghép. (26)
Nguyên tắc thứ sáu của tuyên bố đề cập đến buôn bán nội tạng/và du lịch cấy ghép, có tham khảo Nghị quyết 44.25 cấy ghép Nội tạng Người (1991) của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) . (27)
Nguyên tắc 6a) kêu gọi cấm quảng cáo, chào mời và môi giới; 6b) đối với các hình phạt liên quan đến sàng lọc, cấy ghép và các hành vi “hỗ trợ, khuyến khích hoặc sử dụng các sản phẩm buôn bán nội tạng hoặc du lịch cấy ghép.” Các công ty dược phẩm hoặc các tổ chức hỗ trợ khác không được đề cập đến ngoại trừ công ty Astellas Pharmaceuticals – nhà cung cấp thuốc chống thải ghép chính ở Trung Quốc.
Nguyên tắc 6c) đề cập đến những người được hiến tạng…
“Các hành vi khuyến khích các cá nhân hoặc nhóm người dễ bị tổn thương (như người mù chữ và nghèo khó, người nhập cư không có giấy tờ, tù nhân và người tị nạn chính trị hoặc kinh tế) trở thành người hiến tặng tạng sống là không phù hợp với mục đích chống buôn bán nội tạng, du lịch cấy ghép và chủ nghĩa thương mại cấy ghép.”
… với người hiến tạng còn sống, không được lấy từ người bị xử tử (bị giết lấy nội tạng). Đến tháng 04/2008, tất cả những người tham gia Hội nghị thượng đỉnh đều biết nguồn cung cấp nội tạng đang diễn ra ở Trung Quốc: từ hàng trăm tử tù mỗi tháng. Việc đại diện chính quyền Trung Quốc cho rằng vấn đề này được coi là không cần thiết để phải đưa ra những lời hứa cải cách hoặc ngăn chặn thì có hợp lý hay không? (28)
Năm 2008, Hiệp hội Ghép tạng TTS đã trao cho ông Hoàng Khiết Phu (Huang Jiefu) Giải thưởng Quốc tế của Chủ tịch hiệp hội vì “những thay đổi tích cực và tiến bộ trong việc xây dựng quy định liên quan đến ghép tạng ở Trung Quốc…” (29) Điều đáng ngạc nhiên là vào cuối năm 2008, phó Bộ trưởng Bộ Y tế là ông Hoàng, người chịu trách nhiệm về các hoạt động thu mua nội tạng từ phía dân sự, vẫn trích dẫn nguồn cung cấp tạng từ tử tù ở mức 90%. (30)
Tuyên bố của Nhóm Giám sát Istanbul (DICG) được thiết lập vào năm 2010 nhằm thúc đẩy các nguyên tắc của bản Tuyên bố; những người tham gia và những người tổ chức sau đó đã lên tiếng về thực trạng hành quyết-cấy ghép đang diễn ra ở Trung Quốc. (31) Tuy nhiên, sự im lặng của bản Tuyên bố— không được coi là một phạm trù đáng lo ngại —vẫn là một sự kiện đáng chú ý trong quá trình quản lý kỷ luật nội bộ
Dịch vụ hỗ trợ và quyền lợi được bảo đảm
Mỗi trang web của Hiệp hội Ghép tạng TTS thừa nhận bốn nhà tài trợ là công ty dược phẩm: Astellas Pharma có trụ sở tại Nhật Bản, One Lambda (Thermo Fisher Scientific có trụ sở tại Hoa Kỳ), Roche có trụ sở tại Thụy Sĩ và Sanofi có trụ sở tại Paris. Mỗi bên đều có sự tham gia đáng kể vào Trung Quốc và thờ ơ với các chính sách của Hiệp hội Ghép tạng TTS.
Công ty dược phẩm Astellas Pharma
Astellas Pharma China, Inc. có ghi nhận việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch Prograf® (tacrolimus) để ngăn ngừa thải ghép gan và thận ở Trung Quốc kể từ năm 1999. (32) Điều này đã diễn ra trước thời điểm lời khai mang tính bước ngoặt tại Quốc hội năm 2001 của ông Vương Quốc Kỳ (Wang Guoqi) về thu hoạch nội tạng, kể cả từ các tử tù vẫn còn sống. Một trang web đã xác định rằng việc sử dụng tacrolimus ở Trung Quốc là trong hơn 20.000 trường hợp và trên toàn thế giới là 20 triệu ca, như vậy số bệnh nhân ở Trung Quốc chiếm khoảng 0.1%. Không có gì ngạc nhiên khi www.astellas.com.cn không đề cập đến việc các bác sĩ kê đơn và bệnh nhân dùng Prograf® chủ yếu dựa vào nội tạng của tử tù.
Astellas bắt đầu thử nghiệm thuốc ở Trung Quốc và yêu cầu thống kê số trường hợp từ tử tù sau lá thư của thành viên Hiệp hội Ghép tạng TTS; Tháng 03/2007 (42 lá gan), tháng 07/2007 (240 quả thận) và tháng 01/2008 (172 lá gan). (33) Địa điểm nghiên cứu Prograf®, Bệnh viện Nhân dân số 1 (Thượng Hải) thừa nhận nguồn tạng từ học viên Pháp Luân Công vào ngày 03/032006. (34)
Năm 2011, các nhà Đạo đức học và bác sĩ phẫu thuật cấy ghép danh tiếng đã tuyên bố: “Đã đến lúc tẩy chay khoa học và y học Trung Quốc liên quan đến cấy ghép nội tạng” (35) lưu ý rằng “các công ty dược phẩm vẫn tiếp tục nỗ lực tiếp thị và tham gia tài trợ cho nghiên cứu liên quan đến các khía cạnh khác nhau của cấy ghép ở Trung Quốc.” Năm 2011, Astellas đã giới thiệu Advagraf® tới Trung Quốc (“Viên nang Prograf giải phóng chậm thế hệ mới”). (36) Bất chấp việc thực hiện-cấy ghép từ tử tù đã được biết rõ, Astellas nhắm đến sự độc quyền bằng tuyên bố “việc áp dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch khác không thể kiểm soát việc đào thải mô ghép”. (37)
Liệu pháp ức chế miễn dịch nằm ở khâu cuối của quá trình lựa chọn và giết chết tù nhân, nếu không có nó thì sẽ có ít số ca phù hợp kém được thực hiện. Vào năm 1999, Astellas có thể không hề hay biết, nhưng giờ đây việc mở rộng kinh doanh trong một hệ thống y tế như vậy là có tội. Astellas có thể tuyên bố tạm dừng hợp tác và gây áp lực đáng kể thay vì tiếp tục hợp tác. Liệu pháp ức chế miễn dịch không gắn liền mật thiết với việc hành quyết, nhưng lại hỗ trợ cho thị trường nội tạng thông qua việc hành quyết.
Liệu một công ty chỉ vì lợi nhuận có thể bước ra công khai trước công chúng, điều gì mà lãnh đạo công ty cũng như các cổ đông có thể chấp nhận sau khi nhận ra.
Công ty dược phẩm Roche
Roche bắt đầu thử nghiệm thuốc chống thải ghép ở Trung Quốc vào tháng 04/2006; 36 quả tim, 90 lá gan và đến tháng 09/2008 là 210 quả thận. (38) Vào ngày 16/03/2006, một cuộc thử nghiệm của Roche liên quan đến Trung tâm Cấy ghép Gan của Bệnh viện Đại học Giao thông Thượng Hải, nơi bác sĩ Dai xác định nội tạng có sẵn trong vòng một tuần, bao gồm cả nguồn từ các học viên Pháp Luân Công. (39)
Vào tháng 09/2009, ông Arne Schwarz đã thẩm vấn một nhân viên pháp chế của Roche. Câu trả lời là: “Roche, như đã đề cập ở trên, không phải ở Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới chịu trách nhiệm về việc cung cấp nội tạng. Tính ẩn danh và quyền riêng tư ở mức cao nhất của dữ liệu cá nhân của người hiến được pháp luật bảo vệ. Roche không có quyền biết nội tạng được cấy ghép đến từ đâu và từ ai.” (40) Các tập san về cấy ghép hiện nay đều yêu cầu chứng nhận nguồn tạng không từ tử tù, tại sao Roche lại không? Khi phần lớn nội tạng được lấy từ nguồn phi đạo đức, trách nhiệm của doanh nghiệp không thể ẩn sau lớp vỏ tôn trọng tính ẩn danh và quyền riêng tư. Ở đây, cả hai đều đồng lõa với một hệ thống gây chết người và gây nguy hiểm cho các tù nhân lương tâm, chủ yếu là học viên Pháp Luân Công.
Vào năm 2010, Roche đã nghiễm nhiên nhận được hai “Giải thưởng Con Mắt Công chúng” một cách vô nghĩa ở Davos, Thụy Sĩ cho các thử nghiệm Cell Cept® mà không cần xác minh nguồn nội tạng.
Hãng One Lambda (Thermo Fisher Scientific)
One Lambda là công ty hàng đầu thế giới về phân loại mô HLA, phát hiện kháng thể HLA, theo dõi cấy ghép và các sản phẩm chẩn đoán. Được Thermo Fisher Scientific mua lại vào năm 2012, đây là sự “bổ sung cho phác đồ thuốc ức chế miễn dịch còn thiếu của chúng tôi, chúng được sử dụng để theo dõi nồng độ thuốc ở bệnh nhân cấy ghép”, và cũng là một cơ hội để đẩy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng trưởng ở Hoa Kỳ. (41) Báo cáo thường niên năm 2012 của Roche phản ánh doanh thu 700 triệu USD tại Trung Quốc (tăng 22%), chủ yếu là vật tư tiêu hao trong phòng thí nghiệm phù hợp với Kế hoạch 5 năm của Trung Quốc. (42)
Công ty dược phẩm Sanofi
Năm 2013, Sanofi có trụ sở tại Paris đã kỷ niệm 30 năm hoạt động tại Trung Quốc với nhà máy sản xuất thuốc viên mới có công suất 3.5 tỷ viên ở Hàng Châu. (43) Năm 2009, Trung Quốc có trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học quốc tế đầu tiên. (44) Sau khi mua lại tập đoàn Genzyme Corp., Sanofi bước vào lĩnh vực cấy ghép vào tháng 4 năm 2011, bao gồm một “thuốc chế miễn dịch và điều hòa miễn dịch giúp ngăn ngừa và điều trị thải ghép cấp”. Hãng này cũng phân phối globulin kháng tế bào tuyến ức chống đào thải ghép tủy xương. Chương trình và cơ sở dữ liệu của Chương trình người hiến tủy xương Trung Quốc trực thuộc Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc. Nguồn cung cấp tạng từ tù nhân vẫn chưa được xác định. (45)
Việc phân tích sự hợp tác/đồng lõa của Hiệp hội Ghép tạng TTS xin nhường lại cho quý độc giá
Kết luận
Điểm giao nhau của hệ thống hành quyết-cấy ghép của Trung Quốc với cuộc đàn áp Pháp Luân Công; những phản ứng, trách nhiệm và mâu thuẫn về mặt chuyên môn và thương mại, đồng thời suy ngẫm về bản chất của sự hợp tác tội lỗi ngay cả khi đó là sự tham gia có thiện chí, sẽ đưa ra một số kết luận và phản ứng hiệu quả hơn.
Đối với các chuyên gia, việc giữ cho bản thân hành nghề hợp pháp là điều khó khăn ngay cả trong bối cảnh phi đạo đức (trong trường hợp này là giết người), điều này cũng giống việc các công ty từ bỏ mở rộng thị trường do những chống chỉ định về mặt đạo đức.
Hiệp hội Ghép tạng TTS thừa nhận không có quyền hiển nhiên đối với nguồn gốc nội tạng. Một số nguồn tạng hợp pháp không đáng kể so với số lượng lớn nguồn tạng bất hợp pháp khác. ‘Sự tham gia mang tính xây dựng’ đã được Trung Quốc chấp nhận một cách có chọn lọc, dẫn đến sự gia tăng năng lực (đào tạo bác sĩ phẫu thuật) và sự tiếp tục không bị cản trở sau khi các bác sĩ phẫu thuật của bệnh viện và trung tâm giam giữ chấp nhận nội tạng từ tù nhân.
Vào mùa hè năm 2005, giáo sư luật Khúc Tân Cửu (Qu Xinjiu – Đại học Khoa học Chính trị và Luật, Bắc Kinh)) đã đề cập đến “ngân hàng cấy ghép” của Trung Quốc và chỉ ra việc thiếu sự đồng tự nguyện và nguy cơ rằng nhu cầu nội tạng của các quan chức y tế sẽ ảnh hưởng đến việc tuyên án. Ông kêu gọi tạm dừng ngay lập tức. (46)
Người khôn ngoan là người biết làm việc thiện đáng được khen ngợi bằng các phương tiện phù hợp với đạo đức. Người không khôn ngoan thì làm việc trái đạo đức cũng như đồng lõa với những hành động vô đạo đức. Cả cơ sở y tế và người dân Trung Quốc đều quá lệ thuộc vào nguồn nội tạng từ các tù nhân, bao gồm cả tù nhân lương tâm.
Việc chấm dứt ngay lập tức sự hỗ trợ gián tiếp đối với hệ thống thu mua nội tạng gây chết người có thể là con đường hiệu quả nhất hướng tới điều tốt đẹp đồng thời tránh được sự đồng lõa; Hãy thuyết phục người dân, các chính trị gia và các quan chức y tế đưa ra lựa chọn.
Năm 2013, ông Hoàng và cộng sự đã phát biểu: “nhu cầu của người dân Trung Quốc về các dịch vụ cấy ghép nội tạng chất lượng cao là sứ mệnh bắt buộc của chúng tôi”. (47) Nếu người dân Trung Quốc không đánh giá cao việc cấy ghép, và chỉ dùng tạng của người hiến tạng tự nguyện, thì việc cấy ghép vô nhân đạo sẽ chấm dứt.
Trước đó, Bộ trưởng Hoàng đã nói nguồn tạng từ tù nhân là “rất không phù hợp, phi đạo đức, vi phạm các tiêu chuẩn và dễ bị áp dụng cải cách hình phạt tử hình”. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Trung Quốc (China Times) năm 2014, ông đưa ra giải pháp cuối cùng, nhưng nó chỉ là giải pháp về câu chữ:
“Tù nhân bị hành quyết có thể tự nguyện hiến tạng. Với sự sẵn lòng hiến tạng của các tử tù, một khi được đưa vào hệ thống phân bổ thống nhất của chúng tôi, thì họ được tính là công dân tự nguyện – cái gọi là hiến tạng của tử tù không còn tồn tại nữa.”(48)
Ở đây, Hệ thống Phản ứng nhanh Cấy ghép Nội tạng Trung Quốc (COTRS) hoạt động như một chất khử trùng tác dụng nhanh. Hệ thống y tế và dân chúng Trung Quốc vẫn tiếp tục dựa vào việc hành quyết; các bác sĩ cùng tham gia xác định việc hành quyết; Các thể chế phương Tây tiếp tục cho phép. Tất cả ngoại trừ tù nhân, đặc biệt là tù nhân lương tâm, đều chỉ có một lựa chọn, là cái chết.
Giám đốc COTRS Uông Hải Ba (Wang Haibo) nói: “Thực sự, câu hỏi đặt ra là khi nào Trung Quốc có thể giải quyết được tình trạng thiếu hụt nội tạng hiến tặng? Tôi ước chúng ta có thể dừng chuyện đó vào ngày mai. Nhưng nó đòi hỏi một quá trình. Nhiều thứ ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi không thể đưa ra bất kỳ mốc thời gian cụ thể nào.” (49) Rõ ràng rằng, thời điểm để các tổ chức phương Tây ngừng tạo điều kiện và gắn kết hành động với trách nhiệm đạo đức đã qua rất lâu rồi.
[1] Klass, A.A., “What is a profession?” Canadian Medical Association Journal, 85(1961):698-701.
[2] Klass, p. 699.
[3] Following Chinese: family name, given name.
[4] Huang J, Mao Y, Millis JM. “Government policy and organ transplantation in China,” Lancet 372(2008):1937-1938.
[5] Caplan A.L., “Polluted sources: Trafficking, selling and the use of executed prisoners to obtain organs for transplantation.” In: Matas, D. and T. Trey (eds.) State Organs (Woodstock ON: Seraphim, 2012), pp. 27-34.
[6] Sharif A., M. Fiatarone Singh, T. Trey, and J. Lavee. “Organ procurement from executed prisoners in China.” American Journal of Transplantation 14,10(2014):2246-2252.
[7] Xu, Y. 供体短缺是制约器官移植事业发展的瓶颈 (“Donor shortage is a bottleneck restricting the development of organ transplantation”). Science Times, 6/15/2007. http://paper.sciencenet.cn/html/showsbnews1.aspx?id=182075. Comparative graphs: http://www.stoporganharvesting.org/quantity-skyrocketed.
[8] European Parliament resolution of 12 December 2013 on organ harvesting in China. (2013/2981(RSP)) http://www.europarl.europa.eu/sides/getDoc.dotype=TA&reference=P7-TA-2013-0603&language=EN&ring=P7-RC-2013-0562.
[9] H.Res.281 – 113th Congress (2013-2014). https://www.congress.gov/bill/113th-congress/house-resolution/281.
[10] Wang, H. “China’s Organ Transplant Industry and Falun Gong Organ Harvesting: An Economic Analysis.” Thesis. Yale University, 2007. See pp. 16-18. http://organharvestinvestigation.net/events/YALE0407.pdf. Also Gutmann E. The Slaughter: Mass Killings, Organ Harvesting and China’s Secret Solution to its Dissident Problem (New York: Prometheus Books, 2014), pp. 217-253.
[11] China International Transplantation Network Assistance Center, “Introduction to China International Transplantation Network Assistance Center.” ©2004-2005. http://en.zoukiishoku.com. (Website down. Author’s screenshot available.)
[12] Zhang Feng, “New rule to regulate organ transplants.” China Daily, 5/5/2006. http://www.chinadaily.com.cn/china/2006-05/05/content_582847.html.
[13] Gutmann, pp. 29, 186-187, 233-237, 239-240 (also ‘Eastern Lightning’ Christians), 244 (Tibetan monk report), 282 (Uighurs), 320-321 (16 of 50 FG interviewees in Thailand recounting exams). 364 (indexing exam types).
[14] Matas D. and D. Kilgour. Bloody Harvest: The killing of Falun Gong for their organs (Woodstock, ON: Seraphim Editions, 2009), pp. 80-93 (example transcripts).
[15] The Transplantation Society. “To TTS members,” 11/6/2006. [No longer on TTS website.] http://transplantation.graydesign.com.au/files/StatementMembsChineseTXProg.pdf
[16] “The Declaration of Istanbul on Organ Trafficking and Transplant Tourism.” Clinical Journal of the American Society of Nephrology, 3(2008):1227-1231.
[17] Archdiocese of Philadelphia. “Cooperation in Evil” [chart]. s.d. http://archphila.org/HHS/pdf/CoopEvilChart.pdf. Typo edited.
[18] Selection lists identified by transplant tourist spouse, execution timing triggered by matching. Kilgour and Matas, 62-63.
[19] Laogai Research Foundation, Involuntary Donors: A Comprehensive Report on the Practice of Using Organs of Executed Prisoners for Transplant in China (January 2104), pp. 119-120. The report, however, does not remark on evidence of Falun Gong and other prisoners of conscience as sources.
[20] The Transplantation Society. “About TTS.” http://www.tts.org/about-tts-5.
[21] Letterhead lists TTS President/Historian Nicholas L. Tilney; Director of Medical Affairs Francis L. Delmonico. Ethics Committee under Annika Tibell composed the guidelines also for consideration by Global Alliance for Transplantation organizations.
[22] AP. “China considers ending death penalty for 9 crimes,” 10/29/2014. http://bigstory.ap.org/article/1c1950e80db54763ab82232d88ee7cd8/china-considers-ending-death-penalty-9-crimes.
[23] Listed: University of Nebraska, Emory, Toronto, Hong Kong, Hanoverian University, Minnesota, Tokyo, Kumamoto, Queensland and Flinder Center. China International Transplantation Network Assistance Center, “Introduction to Doctors.” http://en.zoukiishoku.com/list/doctors.htm. Update 7/20/2006. Website down. Author’s screenshot available.
[24] “Hospitals ban Chinese surgeon training.” Sydney Morning Herald, 12/5/2006. http://www.smh.com.au/news/National/Hospitals-ban-Chinese-surgeon-training/2006/12/05/1165080933418.html.
[25] The Transplantation Society & Declaration of Istanbul Custodian Group, “Open Letter to President of China,” 2/27/14. https://www.tts.org/home-660/newletters/past-newletters/2014-volume-11-issue-1/1585-open-letter-to-president-of-china.
[26] Istanbul Confirmed Groups April 8.xls.
[27] See related resolutions at http://www.who.int/transplantation/publications/en.
[28] “The content of the Declaration is derived from the consensus that was reached by the participants at the Summit in the plenary sessions.” Clinical Journal of the American Society of Nephrology, 3 (2008):1230.
[29] Kuhn, R.L. How China’s Leaders Think (Singapore: Wiley and Sons (Asia), 2010), p. 301.
[30] Lancet 372(2008):1937-1938.
[31] See articles at http://www.declarationofistanbul.org/articles/articles-relevant-to-the-declaration.
[32] Astellas, 移植免疫: 普乐可复 (他克莫司胶囊、注射液) [“Transplant Immunology: Prograf (tacrolimus capsules, injection).] http://www.astellas.com.cn/?productshow/pid/197/tp/198/id/2.
[33] Schwarz, A. “Responsibilities of International Pharmaceutical Companies in the Abusive Chinese Organ Transplant System,” State Organs, pp. 119-135.
[34] Matas D, “Antirejection Drug Trials and Sales in China,” American Society of International Law Annual International Conference on Law, Regulations and Public Policy (LRPP 2012), Hotel Fort Canning, Singapore, July 8 [sic! 9], 2012, pp. 3-5.
[35] Caplan A.L., G. Danovitch, M. Shapiro, J. Lavee, and M. Epstein. [Same title]. Lancet 378(9798):1218. http://www.thelancet.com/journals/lancet/ article/PIIS0140-6736%2811%2961536-5/fulltext.
[36] Astellas, 移植免疫: 新普乐可复 (他克莫司缓释胶囊) [“Transplant Immunology: New Prograf (tacrolimus extended release capsules)”.] http://www.astellas.com.cn/?productshow/pid/197/tp/198/id/3.
[37] 治疗肝脏和肾脏移植术后应用其他免疫抑制药物无法控制的移植物排斥反应。http://www.astellas.com.cn/?productshow/pid/197/tp/198/id/2.
[38] Schwarz, p. 123.
[39] Matas D, “Antirejection Drug Trials and Sales in China,” American Society of International Law Annual International Conference on Law, Regulations and Public Policy (LRPP 2012), Hotel Fort Canning, Singapore, July 8 [sic! 9], 2012, pp. 3-5.
[40] Schwarz, pp. 124-125. My trans. per German, 113n25.
[41] Thomson Reuters Street Events. “TMO – Thermo Fisher to Acquire One Lambda Conference Call,” 7/16/2012. http://ir.thermofisher.com/files/events/2012/TMO-Transcript-2012-07-16.pdf
[42] Thermo Fisher Scientific. 2012 Annual Report, p. 3.
[43] Sanofi. “Annual Review 2013: Protecting Life, Giving Hope.” http://www.sanofi.co.za/l/za/en/layout.jsp?scat=86ABAAB0-44B1-4769-8D9A-6BA1C270B3C5.
[44] Pharmaceutical-technology.com. “Genzyme R&D Facility, China,” s.d. http://www.pharmaceutical-technology.com/projects/genzyme-facility/
[45] China Marrow Donor Program (CMDP). http://www.cmdp.com.cn/cmdpboard.do?method=showEnglish&parentId=7
[46] Stock, O. “Transplantationsbank China: Warm Roche mit seinem Anti- immunmittel Erfolg haben wird,” Handelsblatt,11/7/2005. http://www.handelsblatt.com/unternehmen/industrie/warum-roche-mit-seinem-anti-immunmittel-erfolg-haben-wird-transplantationsbank-china/2572842.html
[47] Huang, J., S.-S. Zheng, L. Yong-Feng, H.-B. Wang, J. Chapman, P. O’Connell, M. Millis, J. Fung, and F. Delmonico. “China organ donation and transplantation update: the Hangzhou Resolution.” Hepatobiliary Pancreatic Dis. Int. 13,2(2014):122-124.
[48] Sharif, Fiatarone Singh, Trey, and Lavee, p. 4; Dailynews.sina.com. 黄洁夫:内地已有38家医院停用死囚器 [Huang Jiefu: Mainland has 38 hospitals stop using prisoner organs.] 3/4/2014. http://dailynews.sina.com/gb/chn/chnpolitics/phoenixtv/20140304/12205515629.html.
[49] Kirchner, R. “Keine Organe mehr von Hingerichteten?“ Tageschau, 4/14/2014. http://www.tagesschau.de/ausland/china2158.html. URLs accessed 11/24/2014.