Một Cuộc Bức Hại Tà Ác Chưa Từng Có: Đàn áp những người ôn hòa: Một phản ứng chính trị

Chương 7:

Đàn áp những người ôn hòa: Một phản ứng chính trị

Edward McMillan-Scott

Năm 2006 là thời điểm Bắc Kinh chuẩn bị để đăng cai Thế vận hội 2008, tôi đến thăm thành phố này với tư cách là Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu về Nhân quyền và Dân chủ. Trung Quốc đang chuẩn bị cho thế giới thấy rằng họ là một cường quốc có trách nhiệm và đã có tiến bộ về kinh tế, chính trị. Ông Lưu Kính Dân, Phó Chủ tịch Ủy ban Đấu thầu Olympic Bắc Kinh, đã nói việc cho phép Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội sẽ “giúp đất nước phát triển về nhân quyền”. Trong một căn phòng khách sạn tồi tàn với rèm kéo kín, tôi đã biết được sự thật đằng sau vẻ bề ngoài tiến bộ của Trung Quốc.

Trên thực tế, trước thềm Thế vận hội, Trung Quốc đã gia tăng trấn áp những người bất đồng chính kiến ​​về chính trị và tôn giáo. Các học viên Pháp Luân Công – một môn thực hành tâm linh ôn hòa, kết hợp thiền định với tu luyện tâm tính theo nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn – đã bị đàn áp nặng nề kể từ năm 1999, khi ĐCSTQ lo sợ rằng phong trào sẽ trở thành một lực lượng có tổ chức và có thể đe dọa Đảng. Tôi thấy rằng thể chế Trung Quốc đã rớt xuống thành một chế độ diệt chủng.

Những người tôi gặp năm 2006 bao gồm một số cựu tù nhân lương tâm, những nhà cải cách và những người bất đồng chính kiến, họ đã kể cho tôi nghe về cuộc đàn áp nặng nề dưới bàn tay của ĐCSTQ mà họ và gia đình phải đối mặt. Tôi nói chuyện với Ngưu Cận Bình, người đã ngồi tù hai năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Vợ anh là Trương Liên Anh vẫn còn đang ở trong tù và anh phải một mình chăm sóc con gái hai tuổi. Lần cuối cùng khi anh gặp vợ, anh thấy toàn bộ cơ thể của cô bầm tím vì liên tục bị tra tấn nhằm ép buộc cô từ bỏ Pháp Luân Công. Sau khi ra tù, cô gửi cho tôi danh sách ‘50 bước tra tấn’ mà cai ngục sử dụng để buộc cô từ bỏ Pháp Luân Công. Cô đã bị đánh đến mức ngất xỉu và hôn mê ở trong tù.

Điều khủng khiếp nhất là những người đàn ông đó đã xác nhận một điều mà trước đó tôi chỉ xì xầm nghe được– chính quyền Trung Quốc đang thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù để bán cho ngành cấy ghép nội tạng đang bùng nổ. Anh Tào Đống đã từng bị ngồi tù vì tu luyện Pháp Luân Công, kể với tôi trong nước mắt rằng anh ấy đã nhìn thấy xác của bạn mình—một đồng tu—trong bệnh viện của nhà tù với những vết mổ cắt nội tạng trên cơ thể.

Tháng sau đó, cựu Nghị sĩ Canada David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas đã công bố một báo cáo về các cáo buộc thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù. Đây là báo cáo đầu tiên về vấn đề này. Báo cáo kết luận một cách tuyệt vọng rằng “đã và đang tiếp tục xảy ra hiện tượng mổ cướp nội tạng quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công”. Một năm sau, ông Manfred Nowak, điều tra viên đặc biệt của Liên hợp quốc về tra tấn đã đưa ra một báo cáo chứng thực những phát hiện của ông Kilgour và ông Matas. Báo cáo viết: “Việc thu hoạch nội tạng đã được thực hiện với một số lượng lớn học viên Pháp Luân Công tại nhiều địa điểm khác nhau, nhằm mục đích cung cấp nội tạng cho các hoạt động cấy ghép.”

Sau cuộc gặp mặt của tôi ở Bắc Kinh, tất cả những người tôi gặp đều bị ĐCSTQ giam giữ. Một số bị mất tích, một số bị tra tấn. Vào thời điểm đó, không có một tuyên bố nào từ các nhà lãnh đạo quốc gia châu Âu. Họ sợ làm mất lòng siêu cường quốc kinh tế đang nổi.

Kể từ đó, thái độ của thế giới đối với Trung Quốc đã thay đổi. Trước thềm Thế vận hội 2008, tôi đã lãnh đạo một cuộc tẩy chay quốc tế đối với Thế vận hội vì Trung Quốc liên tục vi phạm nhân quyền. Sự kiện của tôi có sự tham gia của một số nhân vật nổi tiếng. Đạo diễn phim người Mỹ Steven Spielberg, Thái tử Charles của Anh, Chủ tịch Nghị viện châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Ủy viên đối ngoại EU đã từ chối tham dự. Họa sĩ nổi tiếng thế giới, ông Ngải Vị Vị —người đồng thiết kế sân vận động Tổ Chim, nơi khai mạc Thế vận hội Olympic—đã lên tiếng ủng hộ việc tẩy chay. Ông đã miêu tả chế độ ở quê nhà là ‘kinh tởm’.

Tôi tiếp tục vận động cải cách ở Trung Quốc. Tại Nghị viện Châu Âu, các thành viên đã thông qua một số nghị quyết kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và chấm dứt cuộc đàn áp nặng nề đối với Pháp Luân Công. Tôi đã tổ chức một số sự kiện có uy tín cao để duy trì sự tập trung của công luận vào vấn đề này. Tháng 01/2013, tôi đã mời một cựu bác sĩ phẫu thuật người Trung Quốc tên là Enver Tohti đến Nghị viện để đưa ra bằng chứng mạnh mẽ, mô tả việc ông bị buộc phải mổ cắt nội tạng của một tử tù vẫn còn sống như thế nào.

Nghị viện liên tục gây áp lực lên người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton, để bà nêu các vấn đề nhân quyền và đối thoại thương mại với Trung Quốc. Quả thực, việc thúc đẩy thương mại và vấn đề nhân quyền không nhất thiết là không thể song hành; Nước Đức đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng bùng nổ trong thương mại với Trung Quốc trong thập kỷ qua, nhưng cũng có cách tiếp cận mạnh mẽ về nhân quyền.

Hoa Kỳ cũng trở nên kém ủng hộ hơn đối với Trung Quốc và chỉ trích sự coi thường nhân quyền của đất nước này. Trước lễ kỷ niệm 24 năm vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn, nơi hàng nghìn người biểu tình bị ĐCSTQ đàn áp dã man, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố kêu gọi chính phủ Trung Quốc chấm dứt sách nhiễu những người tham gia và minh oan cho các nạn nhân. Quốc hội Mỹ cũng thể hiện lập trường vững chắc hơn. Trước chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 6 của Tổng thống Obama, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hoa Kỳ, ông Robert Menendez đã viết một bức thư ngỏ cho Tổng thống Obama, kêu gọi Tổng thống đưa ra vấn đề Trung Quốc tiếp tục vi phạm nhân quyền, bao gồm cả cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Lời nói cứng rắn thường đi đôi với hành động cứng rắn. Đầu năm 2011, nhà bất đồng chính kiến khiếm thị Trung Quốc Trần Quang Thành đã trốn thoát khỏi sự quản thúc tại gia của ĐCSTQ và đến đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh. Trước sự không hài lòng của Trung Quốc, ông đã được tị nạn trong đại sứ quán Hoa Kỳ và được Đại sứ quán hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại Chính phủ Trung Quốc. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên án sự liên đới của Mỹ trong vụ việc ông Trần, yêu cầu một lời xin lỗi và cảnh báo Mỹ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc như vậy nữa. Ông Trần Quang Thành hiện đang sống tự do ở Mỹ cùng vợ và con gái, thoát khỏi các mối đe dọa của Trung Quốc.

Để duy trì sự phát triển về nhân quyền ở Trung Quốc, tôi và Luật sư Trần Quang Thành đã thành lập một liên minh xuyên Đại Tây Dương về nhân quyền và dân chủ ở Washington và Brussels. Dự án Bảo vệ Quyền Tự do có sự phối hợp của Tổ chức Ân xá Quốc tế và ChinaAid, đã kêu gọi các thành viên của Nghị viện Châu Âu, các nghị sĩ và phụ nữ Hoa Kỳ chấp nhận và vận động thay mặt các tù nhân lương tâm từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có một số tù nhân lương tâm cấp cao của Trung Quốc. Tôi cũng mời ông Cao Trí Thịnh tham dự, một luật sư nhân quyền theo Thiên chúa giáo, người đã đứng ra bảo vệ học viên Pháp Luân Công năm 2005 đã bị ở tù nhiều năm.

Tại lễ khởi động sáng kiến ​​này ở Washington, tôi có hân hạnh được gặp lại người bạn cũ Ngưu Cận Bình sau cuộc gặp đầu tiên tại phòng khách sạn ở Bắc Kinh năm 2006. Giống như ông Trần, ông Ngưu hiện đang sống tự do với gia đình ở Mỹ, nhưng vẫn tiếp tục đấu tranh vì một Trung Quốc tự do và công bằng. Vợ ông là Trương Liên Anh, dường như đã bình phục hoàn toàn sau những nỗi kinh hoàng phải trải qua dưới bàn tay của ĐCSTQ.

Trong suốt chiều dài lịch sử, chưa có một chế độ độc tài nào cuối cùng lại không sụp đổ. Sự ủng hộ chính trị quốc tế đã làm nổi bật những vết rạn nứt trong hệ thống đàn áp nặng nề của Trung Quốc. Việc tiếp tục và tăng cường hỗ trợ cho những người bị chính quyền sách nhiễu, cầm tù và tra tấn sẽ giúp họ trong cuộc đấu tranh đòi các quyền cơ bản và tự do mà con người đương nhiên phải được hưởng. Bây giờ là lúc chúng ta không được dao động.