Một Cuộc Bức Hại Tà Ác Chưa Từng Có: Độc quyền thao túng truyền thông

Chương 2:

Độc quyền thao túng truyền thông

Sự thao túng hiệu quả và thành công của
Đảng/chính quyền Trung Quốc đối với các đối thủ chính trị quan trọng và đa nghi nhất

Clive Ansley

Tôi đã sống và làm việc ở Trung Quốc trong 14 năm, từ năm 1999 đến năm 2003. Tôi đã tận mắt chứng kiến chiến dịch vu khống xấu xa và ma quỷ hóa này của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (“ĐCSTQ”) và người đứng đầu của nó thời điểm đó là Giang Trạch Dân (Jiang Zemin). Vào lúc mới bắt đầu, không ai có thể suy đoán được cơn ác mộng và âm mưu độc ác mà Giang Trạch Dân cùng bè đảng xảo quyệt xung quanh ông ta đã tạo dựng lên như một “giải pháp cuối cùng” nhằm đe dọa những người tu luyện ôn hoà Pháp Luân Công.

Ngày nay, cuộc thảm sát hàng loạt và cướp đoạt nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là sự thật không thể phủ nhận . Rất nhiều bằng chứng từ các nguồn đáng tin cậy cho thấy cuộc thảm sát này là có thật. Nhưng khi nhìn lại, điều gì có thể khiến chính quyền Trung Quốc duy trì một tội ác từ năm 1999 tàn bạo hơn cả những tội ác do Đức Quốc xã gây ra và cho đến nay tội ác này vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm?

Việc này đã xảy ra như thế nào? Điều gì góp phần tạo nên cuộc đàn áp này? Nhìn lại, có vẻ rõ ràng rằng Giang Trạch Dân phát động chiến dịch thù ghét và bội nhọ Pháp Luân Công một cách đáng kinh ngạc và điên cuồng nhằm mục đích làm tê liệt thiện tâm của những người bị dụ dỗ thực hiện những hành động tra tấn tàn bạo và dã man nhất đối với đồng loại của mình nhân danh cuộc đấu tranh anh hùng chống lại một “tà giáo” (Không phải Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà là một cái gọi là “tà giáo” khác!).đoạn trong ngoặc đơn ko cần thiết

Nếu so sánh xã hội của Đức Quốc Xã và Trung Quốc ngày nay có thể thấy điểm giống nhau đó đều là một xã hội văn minh và lý trí đang bị tàn phá bởi “một tổ chức chính trị tàn ác…. cẩn thận che đậy những tội ác mà nó gây ra khỏi ánh mắt của người dân” – phán quyết của tòa án giáo hội Isarel đã nêu ra sự giống nhau đến kỳ lạ đối với cả hai cuộc bức hại được cộng đồng quốc tế ghi nhận. (1)

Thuyết Goebbels về “Lời nói dối lớn” (Big Lie) đã quá nổi tiếng. Đó là việc lặp lại một điều gì đó đủ thường xuyên, khiến nó trở nên đủ sức ảnh hưởng thì mọi người sẽ tin rằng điều đó là sự thật. Đức Quốc xã đã tận dụng triệt để nguyên tắc này để biến người Do Thái thành quỷ dữ. Họ đã thành công khi miêu tả người Do Thái như một chủng người thấp kém, không được xem là con người và là một mối đe dọa nguy hiểm đối với xã hội Đức.

Đây là những gì mà tôi đã chứng kiến khi ​​ĐCSTQ áp dụng đối với Pháp Luân Công. Không có gì ngạc nhiên khi các hình mẫu của nhiều chính sách và chiến dịch của ĐCSTQ đều được tìm thấy ở Đức Quốc xã. Cái gọi là Đảng “Cộng sản” của Trung Quốc chỉ là cộng sản trên danh nghĩa. Trong thực tế, nó hoàn toàn phù hợp với định nghĩa kinh điển về chủ nghĩa phát-xít.

Chiến dịch mà tôi đã chứng kiến ​​công khai nhắm vào Pháp Luân Công trong những năm đầu của cuộc đàn áp thậm chí còn nhắc nhở tôi hàng ngày về việc Đức Quốc xã đã bôi nhọ người Do Thái. Nhưng tôi không bao giờ có thể lường trước được những tiết lộ khủng khiếp đã xảy ra.

Trớ trêu thay, một chiến dịch truyền thông quy mô lớn nhằm phỉ báng Pháp Luân Công trong những ngày đó là việc thường xuyên cáo buộc sai sự thật đối với các học viên về rất nhiều loại tội ác phi nhân đạo và bẩn thỉu, chúng tôi biết rằng cho đến ngày nay ĐCSTQ vẫn tiếp tục phỉ báng chống lại các học viên Pháp Luân Công, các luật sư nhân quyền, những người bất đồng chính kiến, người theo đạo Cơ đốc, người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng.

Giang Trạch Dân là người đã sớm đề ra việc mô tả Pháp Luân Công như là một “tà giáo” vào thời điểm cuộc đàn áp bắt đầu. Mục tiêu nhằm thổi bùng ngọn lửa thù ghét trong dân chúng đối với các học viên Pháp Luân Công – đối tượng mới nhất trong số rất nhiều các nạn nhân bị ĐCSTQ nhắm tới trong suốt thời kỳ lịch sử của nó, ĐCSTQ đã đăng tải các câu chuyện bịa đặt là các học viên Pháp Luân Công giết chết con của họ, thậm chí còn đi xa hơn khi tuyên bố có học viên đã ăn thịt con của họ!

Những câu chuyện kinh dị mang tính kích động và hư cấu được đăng tải hằng ngày trên các báo in và được phát sóng trên truyền hình trong những năm đầu của cuộc bức hại đã tạo nên hình ảnh và nội dung cảm tính về sự hiện diện của một “tà giáo” đang lớn mạnh với những hình ảnh được ĐCSTQ nhào nặn và lan truyền.

Một câu chuyện được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc liên quan đến một cá nhân đã bỏ thuốc diệt chuột vào món mì tại một nhà hàng nổi tiếng ở Nam Kinh. Bốn mươi hai người đã chết. Những vụ giết người này đã bị cho là do giáo lý của Pháp Luân Công. Mặc dù lúc đó tôi không biết gì về Pháp Luân Công nhưng tôi đã không tin câu chuyện này ngay lập tức. Tôi có cảm tưởng rất mạnh mẽ rằng việc buộc tội Pháp Luân Công phải chịu trách nhiệm về vụ giết người hàng loạt này về cơ bản là có bàn tay của chính quyền Trung Quốc thêm thắt vào. “Phiên tòa” xét xử kẻ bị cáo buộc là sát nhân đã được công bố rộng rãi và không hề đề cập đến Pháp Luân Công trong các tin tức về sự kiện trước đó. Nhưng khi anh ta bị đưa đi hành quyết, các phương tiện truyền thông dường như đã thêm vào thông điệp rằng “Nhân tiện đây cũng nói thêm rằng, anh ta là một học viên Pháp Luân Công.” Tôi nhớ rất rõ hầu hết các chi tiết về vụ án được công bố trước khi có bất kỳ cáo buộc nào về mối liên hệ với Pháp Luân Công được đưa ra.

Trong những ngày đầu của chiến dịch đàn áp, có vẻ như tôi chưa bao giờ thấy bất kỳ báo cáo truyền thông nào không chứa đầy sự căm thù một cách dã man, trực tiếp nhắm vào Pháp Luân Công và thường đi kèm với những câu chuyện về các hoạt động độc ác và vô nhân đạo được cho là xuất phát từ việc tập luyện Pháp Luân Công.

Xin nhắc lại, dù tôi không biết gì về Pháp Luân Công trong suốt những năm đầu tiên của cuộc bức hại, nhưng tôi vẫn vô cùng hoài nghi về các lời cáo buộc của ĐCSTQ. Tất nhiên, các nạn nhân Pháp Luân Công bị ĐCSTQ phỉ báng đều không được xuất hiện trên bất kỳ diễn đàn nào để phản hồi những cáo buộc chống lại họ. Nhưng tôi biết từ trải nghiệm lâu năm của bản thân rằng Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ là dựa trên sự dối trá, đó là bản chất của thể chế. Điều này đúng đến mức việc các lãnh đạo ĐCSTQ, các cơ quan tổ chức, chính phủ và người phát ngôn nói dối đến mức độ gần như là bệnh hoạn. Họ không có khả năng nói lên sự thật, ngay cả khi sự thật đó không gây hại gì cho họ. ĐCSTQ nói dối dựa trên những nguyên tắc chung, ngay cả khi họ không có lý do gì để phải che giấu sự thật. Một câu nói đùa phổ biến ở Trung Quốc đến mức trở thành một định kiến cho rằng “Nhân dân Nhật báo chỉ có ngày tháng là đúng sự thật.” Vì vậy, tôi đã hoài nghi.

Tại sao ĐCSTQ có thể lừa bịp bằng “Lời nói dối lớn” đến nhiều người dân Trung Quốc như vậy?

Đây không phải là một câu hỏi đơn giản. Đó là một điều khó hiểu, chính xác là do sự thiếu tín nhiệm dường như quá lớn mà ĐCSTQ phải gánh chịu trong mắt hầu hết người Trung Quốc. ĐCSTQ bị đa số người dân Trung Quốc chán ghét vì nhiều lý do. Và bên cạnh sự chán ghét, người ta thường hiểu rằng nó thiếu sự tin cậy. Vậy làm thế nào mà ĐCSTQ có thể liên tục tiến hành các cuộc đàn áp chống lại những người được xem là cùng khổ và còn khiến phần lớn người dân Trung Quốc nghe theo?

Nhận xét cho rằng Trung Quốc là một xã hội phức tạp và đa diện là một lý giải sáo mòn. Điều cơ bản là phải hiểu được sự mâu thuẫn dường như không thể giải thích được giữa một mặt là chán ghét và sợ hãi của người dân đối với ĐCSTQ trên diện rộng và một mặt là những thành công lặp đi lặp lại mà ĐCSTQ đạt được với rất nhiều chiến dịch tuyên truyền của nó.

Tôi tin là chúng ta có thể xác định được ít nhất một trong những yếu tố làm nên sự mâu thuẫn khó giải thích này. Đầu tiên, giống như tất cả các quốc gia Phát xít, Trung Quốc đã thu được lợi ích khổng lồ bằng cách khéo léo vận dụng chủ nghĩa sô-vanh hiếu chiến và chủ nghĩa dân tộc. Tạo ra những mối đe dọa tưởng tượng đối với quốc gia, cả bên ngoài lẫn bên trong, là một phương pháp đã được thử nghiệm và kiểm chứng. Lịch sử xâm lược và cướp bóc của chủ nghĩa đế quốc ở Trung Quốc gây ra bởi các thế lực Tây phương đã tạo ra một thái độ khá mâu thuẫn đối với các thế lực Tây phương này. ĐCSTQ đã khá thành công trong việc khai thác lòng tự tôn bị tổn thương của Trung Quốc, vốn vẫn tồn tại như một di sản của việc bị đối xử tàn nhẫn bởi sự xâm lược của các đế quốc trong suốt thế kỷ thứ 19 và 20.

Những người Trung Quốc căm ghét ĐCSTQ thường xuyên tập hợp ủng hộ các nhà lãnh đạo của Đảng trong các cuộc biểu tình chống Mỹ hoặc các yêu sách lãnh thổ đối với Tây Tạng, Đài Loan và hầu như bất kỳ hòn đảo nào ở Biển Hoa Đông hoặc Biển Đông.

Tương tự như vậy, đối với các vấn đề trong nước, tôi biết nhiều cá nhân thường xuyên chế nhạo ĐCSTQ vì thói quen nói dối, nhưng lại không chớp mắt tuân theo đường lối của đảng trong một số vấn đề cụ thể.

Ví dụ, gần 100% công dân Trung Quốc có vẻ như ủng hộ hình phạt tử hình. Khi tôi phản đối nó trên cơ sở rằng việc xử tử người vô tội là điều không thể tránh khỏi, tôi gần như luôn luôn đối mặt với thái độ hoài nghi. Điển hình là, tôi được bảo rằng không có ai vô tội khi bị xét xử tội tử hình ở Trung Quốc cả, bởi vì cảnh sát Trung Quốc sẽ không bao giờ buộc tội bất cứ ai không có tội. Nhưng chính những người đưa ra lập luận này thường là những người chỉ trích mạnh mẽ nhất đối với ĐCSTQ và toàn bộ hệ thống Trung Quốc! Họ chính là những người thường xuyên công kích sự thất tín của ĐCSTQ nhất, tuy nhiên việc ĐCSTQ thực hiện quản lý cực đoan đối với cả cảnh sát và tòa án dường như nằm ngoài phạm vi hiểu biết của họ.

Hầu như tất cả các luật sư mà tôi làm việc cùng ở Trung Quốc đều thường xuyên đưa ra câu nói đùa rằng chỉ có ngày tháng là sự thật duy nhất trên tờ Nhân dân Nhật báo. Nhưng tôi nhớ rất rõ rằng tôi đã thảo luận với một luật sư như vậy về câu chuyện một người được cho là một học viên Pháp Luân Công đã giết hai đứa con của cô ấy. Vào thời điểm đó, khi chưa biết gì về Pháp Luân Công, tôi không bàn luận rằng câu chuyện đó chắc chắn là sai. Tôi chỉ đơn giản đặt câu hỏi là tại sao chúng ta nên tin vào điều đó, dựa trên nguồn tin đã đưa.

Cuộc thảo luận đã được khơi dậy bởi lời nhận xét của luật sư này rằng các học viên Pháp Luân Công là “những người xấu xí.” Tôi hỏi anh tại sao lại chắc chắn như vậy. Ông đáp lại bằng ví dụ về vụ sát hại hai trẻ sơ sinh của một bà mẹ Pháp Luân Công. “Nhưng,” tôi hỏi anh ấy, “Làm sao anh biết rằng điều đó là sự thật, rằng điều đó đã thực sự xảy ra?” Anh ta trả lời rằng anh ta vừa xem bản tin truyền hình đầy đủ về vụ giết người vào tối hôm trước (tôi cũng vậy!). Sau đó tôi nhắc anh ấy về người kiểm soát Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (“CCTV”). Anh ấy là người thường xuyên lập luận rằng không ai nên tin bất cứ điều gì họ thấy trên các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ; vậy mà bây giờ anh ấy lại khăng khăng với tôi rằng Pháp Luân Công rõ ràng là tà ác và đưa ra lập luận của mình dựa trên một chương trình truyền hình được thông qua bởi các cơ quan kiểm duyệt của Đơn vị Tuyên truyền Trung ương của ĐCSTQ, vào thời điểm ĐCSTQ đang dựng lên một chiến dịch lớn chống lại một kẻ thù khác được cho là “kẻ thù của nhân dân.”

Tôi đã có cuộc thảo luận tương tự với một nhà phê bình khác của ĐCSTQ và hoài nghi về người bị cáo buộc đã đầu độc một nhà hàng ở Nam Kinh. Một lần nữa, người phụ nữ này lại giận dữ lên án Pháp Luân Công sau khi đọc trên báo và xem trên truyền hình những tuyên bố rằng người bị xử tử là một học viên Pháp Luân Công và họ phạm tội là do việc luyện tập bộ môn này.

Khi năm người được cho là học viên Pháp Luân Công dường như đang cố gắng tự tử tập thể bằng cách tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn, sự kiện này đã được đưa tin rầm rộ trên cả báo in và truyền hình. Nó rất hiệu quả. Quan sát của tôi vào thời điểm đó là hầu hết người Trung Quốc khi xem các câu chuyện trên đều trở nên phẫn nộ với Pháp Luân Công.

Ngay cả tôi cũng chấp nhận “sự thật” rằng những vụ tự thiêu này đã xảy ra và việc đưa tin là hợp pháp. Không giống như hầu hết các câu chuyện chống Pháp Luân Công khác mà tôi từng xem, câu chuyện này có cảnh quay trực tiếp và tôi đã chứng kiến ​​sự kiện kinh hoàng này “bằng chính đôi mắt của mình.” Nó không khiến tôi phản đối Pháp Luân Công vì nhiều lý do, nhưng lúc đó tôi đã không nghi ngờ về sự kiện này và tin rằng thông tin truyền thông đưa tin là chân thực. Chỉ vài năm sau, tôi mới có cơ hội xem được những bằng chứng thuyết phục rằng toàn bộ sự việc đó là một trò lừa bịp do cảnh sát Bắc Kinh dàn dựng.

Mọi người biết rõ về cuộc đàn áp Pháp Luân Công giờ đây đều biết chuyện gì đã thực sự xảy ra. Cảnh phim là chân thực, nhưng nội dung nó đề cập thì không. Năm người tự tưới xăng và tự thiêu được cho thấy rõ ràng rằng họ không phải là học viên Pháp Luân Công; mỗi người trong số năm “người biểu tình” đều có cảnh sát đứng đằng sau với bình cứu hỏa sẵn sàng sử dụng trong vòng vài giây; và quần áo của cả năm người rõ ràng được chất đầy những thứ mà ngày nay được biết đến là vật liệu chống cháy. Sau đó, người ta nhận ra rằng các bình chữa cháy gần nhất thường cách xa trung tâm Quảng trường Thiên An Môn. Không có cách nào mà mười cảnh sát có thể mang bình chữa cháy đến cuộc biểu tình kịp thời để dập lửa, trừ khi toàn bộ câu chuyện đã được dàn dựng và lên kế hoạch trước.

Nhưng lúc đó chúng tôi không hề nghĩ tới những điều đó. Hồi đó tôi không phản bác rằng sự kiện này đã được dàn dựng. Lập luận của tôi với các luật sư Trung Quốc và những người khác trước hết chỉ giới hạn ở việc quan sát rằng mọi tổ chức và phong trào đều thu hút một số kẻ cực đoan, và chúng tôi không kết tội Cơ đốc giáo khi một bà mẹ mất trí nào đó ở Mỹ dìm năm đứa con của mình vào bồn tắm bởi vì “Chúa Giê-su bảo tôi làm điều đó.”; Thứ hai, hành động này có thể phản ánh sự tuyệt vọng tột độ của những người bị cuộc đàn áp đẩy đến bờ vực thẳm; Thứ ba, những vụ tự thiêu tương tự của các tu sĩ Phật giáo ở Việt Nam vào đầu những năm 1960 và gần đây hơn là ở Tây Tạng đã được ca ngợi là hành động anh hùng và sự hy sinh quên mình.

Một bài học mà chúng tôi đã học được từ cuộc đàn áp ở Trung Quốc và từ các chiến dịch truyền thông đã tạo điều kiện cho cuộc đàn áp đó là: Ngay cả những người tự cho là đã biết cách không đặt niềm tin vào bất cứ thứ gì được truyền thông độc quyền nhà nước của họ đưa ra vẫn có thể bị lừa gạt và thao túng nhiều lần bởi cùng một phương tiện truyền thông trong một số trường hợp nhất định. Khi “Lời nói dối lớn” được lặp đi lặp lại không ngừng nghỉ; khi sự độc quyền của các phương tiện truyền thông là tuyệt đối đến mức những người bị cáo buộc không thể phản biện; khi lời kêu gọi mang tính hiếu chiến đi kèm niềm tự hào dân tộc được thực hiện không ngừng hoặc nỗi sợ hãi về kẻ thù bên ngoài lẫn bên trong bị lợi dụng; thì ngay cả một nhóm dân chúng tự coi mình là đủ khôn ngoan để không bị các cơ quan tuyên truyền của nhà nước lừa gạt, trên thực tế cũng sẽ bị lừa gạt hết lần này đến lần khác.

Người Tây phương phải cố gắng tưởng tượng những tác động đối với người dân khi 100% các phương tiện truyền thông ấn phẩm in và phát sóng truyền hình của họ phải chịu sự độc quyền hoàn toàn về mọi thông tin. Người dân ngày càng bộc lộ rõ thái độ hoài nghi tổng thể và chung chung, nhưng có xu hướng bị lừa dối nhiều lần về các vấn đề hoặc sự kiện cụ thể được trình bày với họ chỉ từ một quan điểm đơn nhất. Cuộc bức hại Pháp Luân Công trong 15 năm qua là một trường hợp điển hình.

Phương tiện truyền thông phương Tây của chúng ta cũng rất dễ bị mua chuộc bằng nhiều cách. Chắc chắn rằng, các cơ quan truyền thông cá nhân ở Canada và Hoa Kỳ thường đại diện cho các nhóm lợi ích đặc biệt sẽ cân nhắc việc đưa tin của họ để mang lại lợi ích cho các nhóm lợi ích đặc biệt đó. Nhưng việc không có một sự độc quyền tuyệt đối của các phương tiện truyền thông, và đặc biệt là không có sự độc quyền của nhà nước, có nghĩa là mục tiêu của bất kỳ vụ phá hoại danh tiếng nào thông thường cũng có khả năng tìm ra cách để đáp trả và có được một quan điểm đối lập trong mắt công chúng.

Chúng ta không bao giờ được đánh giá thấp sức mạnh của một bộ máy tuyên truyền kể ngay cả khi nó bị đa số người dân xem thường, bởi vì nó là một nguồn thông tin hoặc ý kiến sẵn có ​​​​duy nhất. Chắc chắn có những người hàng xóm biết rằng người mẹ bị buộc tội không phải là học viên Pháp Luân Công hoặc thậm chí bà ấy không giết con mình. Bất kỳ học viên Pháp Luân Công nào cũng có thể nói với những người phỏng vấn rằng không có điều gì trong các lời dạy của Pháp Luân Công ủng hộ cho bất kỳ sự giết chóc nào. Chắc chắn có những người ở Nam Kinh có thể cung cấp bằng chứng cho thấy kẻ đầu độc hàng loạt ở đó chưa từng là học viên Pháp Luân Công. Các học viên Pháp Luân Công có thể dễ dàng chỉ ra rằng chưa từng có học viên nào ngồi theo tư thế ngồi của những người được cho là những kẻ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn.

Nhưng làm sao ai đó có thể chỉ ra bất kỳ điều nào trong số những điều này? Làm sao ai đó có thể đưa ra một lý thuyết thay thế trước công chúng? Không có con đường nào khả thi mở ra cho họ. Họ không thể công bố các lá thư gửi cho biên tập viên; họ không thể viết các bài bình luận trên diễn đàn mạng; họ không thể trả lời phỏng vấn trên các chương trình tin tức truyền hình. Họ thậm chí không thể tập hợp ở nơi công cộng với các tấm biển, băng rôn. Chỉ có một tiếng nói được lắng nghe. Khi quan điểm duy nhất này về bất kỳ vấn đề nào được lặp đi lặp lại đến phát ngán, ngày này qua ngày khác, và không có tiếng nói bất đồng nào được lắng nghe, không có câu trả lời nào được đưa ra, thì chính những người đã khuyên chúng ta không bao giờ tin bất cứ điều gì từ phương tiện truyền thông của ĐCSTQ bắt đầu tin vào thông điệp đó một cách mù quáng.

Khi các học viên Pháp Luân Công bị buộc tội, họ không có nơi để lên tiếng. Dù bị buộc tội hay là nạn nhân bị vu khống tàn bạo, phản hồi của các học viên Pháp Luân Công chưa bao giờ đến được với công chúng Trung Quốc.

Hơn nữa, trong những năm đầu của cuộc đàn áp, người dân không ngừng thụ động tiếp thu chiến dịch căm thù của ĐCSTQ chống lại Pháp Luân Công. Nhiều kênh truyền thông tại thời điểm diễn ra các cuộc biểu tình rầm rộ để phản đối môn tập luyện đã đưa ra những lời chỉ trích công khai đối với các học viên, điều này gợi nhớ ám ảnh về những sự kiện lịch sử trước đó như: chiến dịch chống địa chủ, chiến dịch chống cánh Hữu, Cách mạng Văn hóa, chiến dịch chống Khổng Tử và và chiến dịch chống Lâm Bưu. Những chiến dịch như vậy luôn được ĐCSTQ thiết kế để biến những độc giả hoặc người nghe thụ động thành những người tham gia tích cực vào chiến dịch căm thù đó.

Việc tham gia bằng hành động thực tế trong cuộc đàn áp dường như rất hiệu quả về mặt tâm lý. Người tham gia chiến dịch đàn áp được đảm bảo vị thế cao hơn vì sự đồng lõa của họ. Trong Cách mạng Văn hóa, không có gì lạ khi những người vợ tham gia vào việc công khai lên án và đánh đập dã man chồng mình, nhằm thể hiện sự trong sạch chính trị và lòng trung thành với phong trào của mình. Cả trong thời kỳ đó và trong quá trình đàn áp Pháp Luân Công, việc thực sự tham gia trong một mức độ nào đó đã đóng vai trò như một biện pháp bảo vệ bản thân khỏi việc bị trở thành mục tiêu của chiến dịch.

Việc tố cáo công khai và sự đánh đập tùy ý của cảnh sát, việc tịch thu tài sản và tài khoản ngân hàng, chủ lao động buộc phải sa thải bất kỳ ai được xác định là học viên Pháp Luân Công, các vụ bắt giữ và bỏ tù “hành chính” diễn ra thường xuyên và tùy tiện đối với các học viên, tất cả những điều này nhằm củng cố sự chấp nhận ngầm rằng những học viên Pháp Luân Công bằng cách nào đó “không hoàn toàn là con người” và không cần phải được sự tôn trọng cơ bản mà con người cần có. Tất cả những điều này đã đóng một vai trò quan trong việc khiến cảnh sát, lực lượng bán quân sự, nhân viên y tế và cai ngục Trung Quốc phục tùng việc giết người, tra tấn dã man và những tội ác khủng khiếp nhất chống lại loài người mà thế giới từng chứng kiến ​​kể từ nạn diệt chủng Holocaust. Tất nhiên, tôi muốn nói đến việc giết hại hàng loạt những người khỏe mạnh, giam sống họ như một nguồn hiến tạng, bị giết theo yêu cầu để nhà nước có thể bán nội tạng của họ với những khoản lợi nhuận khổng lồ.

Chúng ta phải nhớ rằng toàn bộ người dân Trung Quốc chưa bao giờ được biết về những tội ác tàn bạo và vô nhân đạo mà ĐCSTQ đã gây ra đối với các học viên Pháp Luân Công, cũng như Đức Quốc xã chưa bao giờ công khai thừa nhận về Trại tử thần. Tác dụng của các chiến dịch phi nhân loại hóa và ma quỷ hóa chống lại cả người Do Thái và các học viên Pháp Luân Công trong cả hai trường hợp đều không nhắm đến toàn thể công chúng; nó đúng hơn nhằm mục đích gây mê các cơ quan nhà nước, những người sẽ được tuyển mộ để thực sự thực hiện những hành động tàn bạo. Tiếng la hét của các nạn nhân có xu hướng bị bỏ ngoài tai khi thủ phạm của những hành động tà ác có thể hợp lý hóa rằng những nạn nhân đang hấp hối rốt cuộc “chỉ là người Do Thái,” hoặc chỉ là “thành viên của một tà giáo.”

Sự thành công của chiến dịch vô nhân loại hóa các học viên Pháp Luân Công này có lẽ không nơi nào minh họa rõ ràng hơn bằng việc thu hút sự tham gia của giới y khoa trong nước. Ngoài Trung Quốc đương đại và Đức Quốc xã, ai có thể hình dung ra một ngành y tế mà các thành viên thực sự sẵn sàng tham gia vào việc thường xuyên sát hại những người khỏe mạnh, những người chưa bao giờ bị kết án ngay cả bởi một “tòa án” ở Trung Quốc, chứ đừng nói đến một tòa án thực sự? Bên ngoài nước Đức vào những năm 1930 và Trung Quốc đương đại, ai có thể hình dung ra “những ủy ban giết người” bao gồm các bác sĩ ở các bệnh viện cấy ghép và “thẩm phán” trong các “tòa án” hình sự Trung Quốc đang hợp tác dàn xếp việc giết hại những “người hiến tặng” tương thích, để cung cấp nội tạng tươi cho những khách hàng giàu có đang chờ đợi? Nhưng đó lại là thực trạng của ngành y ở Trung Quốc ngày nay. Liệu điều này có thể thực hiện được nếu không có chiến dịch phối hợp của ĐCSTQ nhằm phi nhân loại hóa các học viên Pháp Luân Công? Điều này rất đáng ngờ.

Bất kỳ ai hiểu về Trung Quốc đều có thể chứng minh, đây không phải là một quốc gia tuân theo “pháp quyền.” Luật pháp là bất cứ điều gì kẻ bạo chúa thời đó nói. Pháp Luân Công bị tuyên bố là một “tà giáo” và có đủ điều kiện để “truy tố” thông qua một sắc lệnh đơn giản của Giang Trạch Dân. Tuy nhiên, không có phần nào của Bộ luật Hình sự Trung Quốc, kể cả những phần được thêm vào một cách bất hợp pháp có thể buộc tội được Pháp Luân Công. Ngay cả nếu có thì “tòa án” cũng không bao giờ được yêu cầu giải thích luật và nghe bằng chứng. Kẻ đầu sỏ chính trị thời đó chỉ đơn giản là tuyên bố tất cả các học viên đều có tội và tiếp tục cuộc đàn áp.

Chắc chắn rằng chính sự tồn tại của tội ác giết người hàng loạt để cướp nội tạng như một hành vi tàn bạo đang diễn ra, đều khiến mọi giả thuyết cho rằng Trung Quốc là một quốc gia được cai trị bằng pháp luật trở nên lố bịch. Tuy nhiên, ĐCSTQ kể từ năm 1979 đã nỗ lực hết sức để thúc đẩy diện mạo của một hệ thống pháp luật chân chính, giống như Đức Quốc xã đã làm trong thời kỳ Đế chế thứ ba. Điều cực kỳ quan trọng đối với những kẻ áp bức ở các quốc gia độc tài là họ có thể chỉ ra sự hiện diện của hệ thống tư pháp và tuyên bố rằng mọi hành động của họ đều đúng luật.

Sự thật đáng chú ý nhất phơi bày bản chất lừa đảo của “hệ thống pháp luật” ở Trung Quốc là việc “tòa án” Trung Quốc bị ĐCSTQ cấm tiếp nhận bất kỳ vụ kiện nào từ các học viên Pháp Luân Công phản đối việc họ mất các quyền theo hiến pháp và tất cả các luật sư Trung Quốc đều bị cấm đảm nhận việc đại diện hợp pháp cho bất kỳ học viên Pháp Luân Công nào.

Tuyên bố Trung Quốc là một quốc gia được quản lý bởi “pháp quyền” và “tòa án” Trung Quốc hoạt động độc lập đã đóng vai trò như một công cụ thiết yếu trong việc bồi dưỡng sự tôn trọng của ngoại quốc dành cho Trung Quốc. Công cụ này đã được chính ĐCSTQ và những tay sai của nó sử dụng rộng rãi trong các chính phủ phương Tây nghiêng hẳn về phía ĐCSTQ

Hai cựu Thủ tướng Canada, đều là bạn thân của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất ở Trung Quốc, vì họ đã thường xuyên tung hô những “cải cách pháp lý” đang diễn ra ở Trung Quốc mà họ đã khẳng định một cách sai lệch với công dân Canada. Vào năm thứ ba của cuộc đàn áp, Jean Chretien đã kề vai sát cánh với Giang Trạch Dân và ca ngợi “…những tiến bộ to lớn về nhân quyền đã diễn ra trong mười năm qua dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Giang.” Người kế nhiệm của ông, Paul Martin, đã không đi xa đến mức nực cười như vậy nhưng vẫn tiếp tục ca ngợi sự tiến bộ của Trung Quốc về nhân quyền và cam kết thực thi “pháp quyền.” Cả hai đều chưa bao giờ đề cập đến sự thật cơ bản về cả lý thuyết lẫn thực tế, ĐCSTQ đều đứng trên luật pháp và thực hiện toàn quyền kiểm soát đối với tất cả các cơ quan của hệ thống pháp luật, bao gồm cảnh sát, công tố viên, “tòa án” và việc giải thích các đạo luật.

Trung Quốc có thể có một hệ thống “pháp luật” do ĐCSTQ kiểm soát hoặc có thể có “nhà nước pháp quyền,” về mặt khái niệm là không thể có cả hai.

Chừng nào ĐCSTQ còn khoác lên vẻ ngoài là một hệ thống pháp luật chân chính, nó còn cho phép những người như Chretien* và Martin* ở phương Tây bỏ qua bản chất của hệ thống và tiếp tục xuyên tạc với công dân của họ về sự tiến bộ ổn định trong việc thúc đẩy “Pháp quyền” ở Trung Quốc.

Chừng nào ĐCSTQ còn nắm quyền, thật khó để tưởng tượng cuộc đàn áp và nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng sẽ có thể sớm kết thúc. Nhưng để điều này xảy ra, cần phải làm cho người dân Trung Quốc và người dân thế giới biết đầy đủ về sự tồn tại của những tội ác này.

[1] Phán quyết của Tòa án Giáo hội ở Jerusalem, ngày 15/07/2008

Chú thích:

Chretien và Martin: Hai vị cựu thủ tướng Canada mà tác giả đề cập đến ở đoạn trên