Chương 19:
Dưới sự huy hoàng rực rỡ của Shen Yun, Đảng Cộng Sản Trung Quốc
rơi vào tình thế khó xử
Tác giả: Dương Hiến Hoành
Một nền văn minh bị mất đã được hồi sinh! Đây là ý nghĩ thoáng qua trong đầu tôi khi tôi xem buổi biểu diễn Shen Yun lần đầu tiên. Sau đó, tôi cũng đọc được chính câu nói này trên trang web của Shen Yun, tôi nhận ra rằng vẫn có người đang dũng cảm nỗ lực để chứng minh rằng đế chế cổ xưa (nhưng giờ đã sa đọa về đạo đức) đã từng rất vĩ đại và đạo đức. Tên gọi “Shen Yun” đã truyền tải rõ ràng sự kính sợ và kính ngưỡng thiên địa. Niềm tin có Thần tồn tại được truyền tải với sự biết ơn từ nội tâm. Sự cống hiến để lan toả những đức tính này và truyền cho mọi người một cảm giác ấm áp thật là trong sáng, quý giá và bình dị.
Tất cả những điều này đều không tồn tại trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, (ĐCSTQ hay Đảng), những người lãnh đạo của Đảng được tuyên bố là những người vô thần, những người đã biến Đảng thành địa ngục trần gian của những linh hồn tà ác với tính cách đáng khinh bỉ đó là giả dối, không có lòng tốt và sự khoan dung.
Hàng ngàn năm văn minh Trung Hoa với những di sản văn hóa giản dị nhưng tinh tế, chỉ trong vòng chưa đến nửa thế kỷ, dưới cuộc cách mạng của Đảng – tất cả còn lại chỉ là một thân cây khô và một đống tro tàn. “Trung Hoa văn hóa” ngày nay đã thực sự là điều mà Đỗ Phủ mô tả trong bài thơ của ông: “Đất nước trong hoang tàn dù rằng núi sông còn đó. Xuân đến, cây vẫn mọc”. Vùng đất rộng lớn Trung Quốc đã không còn là “Trung Hoa văn hóa” cổ xưa nữa. Nếu Shen Yun không tồn tại và lưu diễn vòng quanh thế giới bao nhiêu năm nay, ký ức toàn cầu của thế kỷ 21 sẽ chẳng còn ấn tượng nào về “Trung Hoa văn hóa” nữa. Kể từ năm 1949, “Trung Quốc Cộng Sản” chẳng mang lại gì cho thế giới ngoài những thảm họa, sự u ám, những mối đe dọa, chiến tranh và sự man rợ.
Một số người cho rằng Đài Loan ngày nay đã bảo tồn được “văn hóa Trung Quốc”. Câu nói này không hoàn toàn chính xác. Điều chính xác là Đài Loan đã bảo tồn nhiều di sản văn hóa quý giá trong Bảo tàng Cố cung Quốc gia Đài Bắc. Bởi vì may mắn thay là vào thời xưa ấy, một số người có tầm nhìn xa đã chịu khó di dời những di sản này đến Đài Loan, nhờ đó mà đã cứu chúng khỏi thảm họa bị hủy diệt.
Hơn nữa, nói chính xác thì niềm tin cơ bản vào văn hóa Trung Hoa đã trở thành một phần trong cuộc sống của người dân Đài Loan. Chính xác hơn thì Đài Loan, vào nửa sau thế kỷ 19, đã trải qua thời kỳ tiếp xúc trực tiếp với lịch sử thế giới. Trong hơn một thế kỷ, ảnh hưởng từ văn hóa thổ dân Nam đảo, cùng với sự du nhập của các nền văn hóa từ Hà Lan, Tây Ban Nha, Nhật Bản, văn hóa của người Đài Loan đã hình thành nên một văn hóa pha trộn khác biệt rõ ràng với “Văn hóa Trung Hoa” nguyên bản. Đứng từ góc độ nhân chủng học về văn hóa mà nói một cách chặt chẽ thì Đài Loan không phải là một phần của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc thực sự là một phần rất quan trọng đối với Đài Loan.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, “Trung Quốc” mà chúng tôi đang nói đến là “Trung Quốc” mà Đảng Cộng sản chưa bao giờ can thiệp hoặc tham dự vào. Số phận của Đài Loan và sự lan rộng của Shen Yun có một điểm giống nhau về quá trình phát triển và mối quan hệ nhân quả.
Trong quá trình liên tục bị chế độ Cộng sản o ép, Đài Loan chưa bao giờ từ bỏ những yếu tố cơ bản của “văn hóa Trung Quốc”. Ví dụ, về chữ viết Trung Quốc, người Đài Loan đã bảo tồn cái thường được gọi là phong cách viết chữ Trung Quốc “truyền thống”. Những chữ viết này đã được lưu truyền từ thời cổ đại và không bị khuất phục trước phiên bản tiếng Trung giản thể của chế độ Cộng sản, vốn đã trở nên xa lạ với văn hóa Trung Hoa cổ đại ở nhiều khía cạnh.
Tuy nhiên, Đài Loan đã không ngừng trong quá trình đổi mới và quốc tế hóa quyền tự do của mình, tiếp tục cùng tồn tại bên cạnh nền văn minh thế giới bằng một nền văn minh và văn hóa kiểu Đài Loan. Nhiều người Trung Quốc đến thăm Đài Loan đã rất thích nơi này. Họ đều nghĩ rằng cuối cùng mình đã được chứng kiến tận mắt những điều đồn đại về “nền văn minh cổ xưa” của “Trung Hoa văn hóa”. Đây là một hiểu lầm nghiêm trọng. Thực ra, những gì họ tiếp xúc là “nền văn minh đổi mới của Đài Loan”, trong đó có “văn hóa Trung Hoa”.
Sự phát triển của Shen Yun cũng đang đi theo con đường tương tự như “văn hóa đổi mới của Đài Loan”. Có thể nói đây là “văn hóa đổi mới của Trung Quốc tự do”. Dù cho Shen Yun đi theo “văn hóa” nào đi nữa, miễn là nó nằm ngoài biên giới của “Trung Quốc Cộng sản”, thì nó vẫn có thể bén rễ và phát triển. Shen Yun đã được phát triển ở Hoa Kỳ với nhiều nghệ sĩ biểu diễn là người Mỹ gốc Hoa, họ không thể quay trở lại Trung Quốc hoặc thậm chí lưu diễn ở Trung Quốc trong thời điểm hiện tại. Hơn nữa, Shen Yun là một loại “văn hóa Trung Hoa” bay cao nhờ đôi cánh thẩm mỹ phương Tây. Vì vậy, nghệ thuật được cảm thụ từ cái gốc của sáng tạo, minh họa cách con người ngưỡng mộ và tôn kính Thần. Phần mô tả mặt tươi sáng của nhân loại đã được thêm vào sau thời kỳ Phục hưng. Sự phát triển như vậy cũng là điều mà “Trung Quốc Cộng sản” dù có cố gắng đến đâu cũng không thể bắt chước. Nguyên nhân là nếu không có đức tin thì không thể có thành tựu trong nghệ thuật.
Có một đoạn văn trên trang web của Shen Yun có khả năng truyền tải súc tích sự kết hợp tuyệt vời giữa nền văn minh phương Đông và phương Tây như sau: “Từ các nữ thần trong Hang động Đôn Hoàng đến những bức tranh trên trần Nhà nguyện Sistine, những tác phẩm bất hủ này không chỉ thể hiện những kỹ năng tuyệt vời mà còn khơi dậy sự kính trọng và tôn kính vì chúng triển hiện sự ca ngợi Thần. Ngày nay, các nghệ sĩ của Shen Yun thông qua việc tu luyện Pháp Luân Công, đang truyền tải và phản ánh tinh hoa của Thần trong các tác phẩm mà họ tạo ra.”
Đây có lẽ là kho tàng bí mật thành công của Shen Yun. Những bí mật này không thể bị làm giả bởi cái gọi là “nhóm nghệ thuật” của ĐCSTQ với những màn trình diễn theo phong cách lòe loẹt của họ. Vì vậy, văn hóa “Phục hưng Trung Quốc” đương đại này khác biệt rõ ràng với ĐCSTQ. Tuy nhiên, Shen Yun trân trọng và duy trì bản chất di sản của mình. Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã đầu tư một khoản ngân sách khổng lồ để thành lập các “Học viện Khổng Tử” tại các trường đại học nước ngoài nhằm cạnh tranh trong việc giải thích văn hóa, nhưng những “học viện” này cuối cùng đã bị đóng cửa khi nó bị vạch trần rằng ĐCSTQ chỉ đang mượn danh trao đổi văn hóa. Cái gọi là “lớp học” trao đổi văn hóa này mục đích là tạo điều kiện cho các đặc vụ của đảng thực hiện các hoạt động gián điệp và xâm nhập vào nền giáo dục của phương Tây. Ngay cả cái tên Khổng Tử, biểu tượng quốc gia của chúng ta, “người thầy thông thái” được kính trọng nhất, cũng đang bị ĐCSTQ lợi dụng. Đối với một chế độ đại diện cho sự hủy diệt văn minh và văn hóa, tất nhiên không thể có được sự tôn trọng của thế giới.
Dàn nhạc giao hưởng Shen Yun sử dụng các nhạc cụ của dàn nhạc phương Tây để tạo nhạc nền, trong khi phần giai điệu là do đàn nhị, đàn tỳ bà, sáo và các nhạc cụ truyền thống khác của Trung Quốc đảm nhận. Âm nhạc được tạo ra vì thế mà vừa hài hòa vừa rung động. Không chỉ làm nổi bật âm vực rộng và xung động rực rỡ của nhạc giao hưởng phương Tây mà di sản dân tộc và phong cách biểu diễn nghệ thuật độc đáo trong nền văn minh Trung Quốc cũng được cộng hưởng.
Múa Trung Quốc bao gồm các điệu múa cổ điển cũng như múa dân tộc và múa dân gian. Phong cách múa của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun chủ yếu bắt nguồn từ việc rèn luyện các kỹ năng cơ bản của múa cổ điển Trung Quốc. Nó cũng biểu diễn một số điệu múa dân tộc và múa dân gian nhất định, mỗi điệu múa đều thể hiện những đặc điểm tư duy và thẩm mỹ khác nhau của các nhóm dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Múa cổ điển Trung Quốc có lịch sử hàng ngàn năm. Nó bao hàm trí tuệ của mỗi triều đại, hình thành nên ý thức thẩm mỹ được truyền từ đời này sang đời khác. Múa cổ điển Trung Quốc thời kỳ đầu chủ yếu được biểu diễn trong cung điện của Hoàng đế, nhưng nó cũng được bảo tồn và lưu truyền trong các nhà hát opera cổ đại. Nó bao gồm các động tác rất khó, kỹ năng phong phú và vô số biểu cảm. Các điệu múa dân tộc và dân gian Trung Quốc, được lưu truyền ở nhiều vùng từ hơn 50 nhóm dân tộc thiểu số, là một tập hợp phong phú các truyền thống với những đặc điểm và phong cách rất riêng biệt.
Các buổi biểu diễn Shen Yun thể hiện kỹ năng vũ đạo siêu việt với sự kết hợp độc đáo giữa Trung Hoa và phương Tây trong sáng tác, trang phục lộng lẫy cùng thiết kế phông nền sống động. Chúng cũng nhấn mạnh ý tưởng truyền thống chứa đựng sự gắn kết nhân Thần — tôn vinh Thần, chấp nhận vận mệnh của chính mình, quả báo của thiện và ác, thực hành năm đức tính, “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” và những giá trị [đạo đức] khác. Các giá trị đạo đức cốt lõi không chỉ không phù hợp với triết lý của ĐCSTQ mà còn là thứ mà ĐCSTQ đã muốn loại bỏ ngay từ thời đầu mới thành lập và trong nhiều năm sau đó.
Vì sao không thể xem Shen Yun ở Trung Quốc?
Bao nhiêu năm nay, ĐCSTQ đã coi Shen Yun là kẻ thù. Năm đầu tiên, khi Shen Yun chỉ có một đoàn, ĐCSTQ đã cử khoảng 60 đoàn kịch đi biểu diễn cho khán giả hải ngoại nhằm cạnh tranh với Shen Yun. Chiến thuật này của ĐCSTQ cũng là nỗ lực khiến cho Shen Yun không tồn tại được về mặt tài chính trước sự tấn công dữ dội của nó. Điều thực sự đã xảy ra là, ĐCSTQ đã không chỉ vắt kiệt nhân lực và lãng phí rất nhiều nguồn lực khác, mà đoàn kịch của họ cũng phải chịu thất bại thảm hại và trở về nhà trong nỗi hổ thẹn. Vở opera “Vị Hoàng Đế đầu tiên” (The First Emperor) do đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu (Zhang Yimou) dàn dựng đã bị các nhà phê bình Hoa Kỳ chi trích. Trong những năm sau đó, ĐCSTQ đã lôi kéo tất cả các đoàn kịch trong nước tham gia vào việc khiến Shen Yun sụp đổ. Âm mưu của ĐCSTQ là thúc giục tất cả các nhóm biểu diễn ra nước ngoài để tổ chức các buổi diễn ở cự ly gần nơi Shen Yun biểu diễn, mục đích chính là sử dụng các thủ đoạn ngầm để cạnh tranh thị trường và gây rối.
Đồng thời, các lãnh sự quán của ĐCSTQ đều được chỉ đạo phải liên hệ với các nhà hát nơi Shen Yun ký hợp đồng biểu diễn, để vu khống và gièm pha về đoàn nghệ thuật này. Có những yêu cầu lố bịch được đưa ra đối với các nhà quản lý rạp hát để hủy bỏ các thỏa thuận pháp lý của họ với Shen Yun, và những lời đe dọa được đưa ra về mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa hai nước như một hình thức tống tiền và hăm dọa. ĐCSTQ đã không nhận ra rằng cách tiếp cận của họ hoàn toàn trái ngược với phương cách làm việc ở các nền dân chủ phương Tây. ĐCSTQ đã quen với việc dùng những phương pháp được các băng đảng xã hội đen và ma-phi-a sử dụng để buộc các rạp hát ở xã hội phương Tây phải tuân theo. Trớ trêu thay, điều này đã dẫn đến nhiều sự tẩy chay hơn và các đại diện của ĐCSTQ trở thành trò cười của phương Tây.
Sau nhiều năm hợp tác với Shen Yun, quản lý các nhà hát trên toàn thế giới đều tôn trọng và hiểu biết về Shen Yun và Pháp Luân Công, họ thấy khá phản cảm trước sự can thiệp của ĐCSTQ. Khi hết mưu mẹo, giống như một con lừa đã hết mánh khóe, ĐCSTQ đã thực sự hạ lưu đến mức đi phá hoại xe buýt của Đoàn Shen Yun. Có trường hợp xe buýt lưu diễn của Shen Yun bị rạch lốp và bị bơm vào bình xăng một loại chất lỏng không xác định để gây ra hư hỏng. Những hành động như vậy là một ví dụ về các phương cách được dùng để làm gián đoạn các chuyến lưu diễn của Shen Yun.
Những hành động tà ác của ĐCSTQ chỉ càng chứng thực vai trò lịch sử tất yếu của Shen Yun. ĐCSTQ đang vật lộn để tồn tại và bị che phủ bởi thành công không thể chối cãi của Shen Yun. Không chỉ tính hợp pháp của chế độ này trong việc cai trị Trung Quốc bị nghi ngờ, mà sự tồn tại cốt lõi của nó cũng đang gặp khó khăn. Người dân thế giới sẽ nhận ra rằng “Trung Quốc Cộng sản” không phải là trung tâm, là trái tim của “Trung Quốc văn hóa”, mà là một “Thiên đường đã mất”, là một vùng đất hoang vu trên bờ vực bị hủy diệt và đổ nát. Shen Yun giống như mặt trời giữa trưa. Dưới danh tiếng của Shen Yun, “Trung Quốc Cộng sản” không có lối thoát và sẽ trở thành “mù văn hóa”. Những lời dối trá, khi nguồn tài nguyên cạn kiệt thì những gì sót lại trong đống đổ nát sẽ là số phận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.