Chương 1:
Một chính phủ độc tài
Michel Wu
Vào tháng 10/1999, tổng biên tập của tờ báo Le Figaro, một trong những tờ báo lớn nhất nước Pháp là ông Alain Peyrefitte đã thực hiện một cuộc phỏng vấn qua thư với người đứng đầu Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân, trước chuyến thăm nước Pháp của ông. Cuộc phỏng vấn đã hỏi ý kiến của ông Giang về các vấn đề của Trung Quốc, nước Pháp và các vùng khác trên thế Giới.
Ông Giang, trong nỗ lực biện minh cho việc tiến hành cuộc bức hại tàn khốc chống lại Pháp Luân Công của mình từ khoảng nửa năm trước, đã nắm lấy cơ hội này để chủ động kiểm soát truyền thông quốc tế bằng cách gọi Pháp Luân Công là “tà giáo.”
ĐCSTQ chọn nước Pháp vì hai lý do. Thứ nhất là, sau sự kiện Giáo phái Đền Mặt trời vốn đã gây sốc trên toàn thế giới, nước Pháp đã thông qua một loại các biện pháp hành chính và pháp luật từ nhiều năm trước nhằm ngăn chặn sự phát triển của tà giáo trong lãnh thổ của mình. Do đó, ĐCSTQ đã nhìn thấy giai đoạn lịch sử đặc thù này là một cơ hội tốt để gieo giắc sự lẫn lộn giữa tốt và xấu.
Lý do thứ hai là việc phỏng vấn những người ngoại quốc có địa vị cao đến thăm đang là một xu thế khi các hãng truyền thông Pháp đang phải trong một cuộc cạnh tranh khốc liệt về thị trường người dùng. ĐCSTQ đã chơi bẩn bằng cách cho phép tờ Le Figaro phỏng vấn ông Giang với điều kiện rằng nội dung thư phỏng vấn phải được đăng tải toàn bộ. Ông Peyrefitte vốn là một người rất thích tiêu điểm chính trị và truyền thông, nên đã tuân theo yêu cầu của ĐCSTQ.
Vào ngày ông Giang đến nước Pháp, tờ Le Figaro đã đăng toàn bộ nội dung phỏng vấn ông Giang như đã thỏa thuận. Cuộc phỏng vấn này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan điểm công chúng tại địa phương: Một số ký giả đã lặp lại một cách thiếu suy xét lời của ông Giang, trong khi những người khác thì im lặng, sợ gây ra tiếng ồn dù là nhỏ nhất về việc bắt bớ, giam giữ, tra tấn và tẩy não chống lại Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc đại lục.
Tính đến những năm đầu của thập niên 90 thì ĐCSTQ đã cai trị Trung Quốc được hơn 40 năm, nó đã gây ra sự thống khổ to lớn cho hàng trăm triệu người vô tội. Công dân Trung Quốc nói chung đã bắt đầu hoài nghi về ý thức hệ Cộng sản và nhiều người đã tìm kiếm cách kết nối mới với gốc rễ truyền thống, tâm linh của họ. Pháp Luân Công là một công pháp Phật gia giúp đề cao bản thân dựa trên chân, thiện và nhẫn đã được đón nhận một cách rộng rãi ở khắp các giai tầng trong xã hội Trung Quốc, chỉ trong một thời gian ngắn đáng kinh ngạc. Truyền thông chính thống của ĐCSTQ đã từng quảng bá Pháp Luân Công là “trăm điều lợi mà không có một điều hại.” Năm 1998 là năm thứ 6 kể từ khi được giới thiệu ra công chúng, và theo ước tính của Chính phủ thì có tới khoảng 100 triệu người đang thực hành Pháp Luân Công. Khi môn tập này ngày càng trở nên phổ biến thì ĐCSTQ bắt đầu thay đổi cách nhìn về Pháp Luân Công.
Từ khi nắm quyền, ĐCSTQ đã duy trì chặt chẽ một nguyên lý cốt lõi: Không bao giờ cho phép một tổ chức khác tồn tại song song. ĐCSTQ coi việc cai trị thẳng từ trên xuống dưới là điều cần thiết căn bản cho sự tồn tại của nó. Cái gọi là “Hội Nghị Hiệp Thương Chính Trị Nhân Dân” chỉ là hình thức. Các thành viên phải biểu đạt lòng trung thành của họ với ĐCSTQ trong cương lĩnh. Từ “Hội Nghị Đại Biểu Nhân Dân” cho đến các tổ chức cộng đồng như Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và các tổ chức khác ở nhà máy, trường học, cửa hàng mậu dịch, thôn xóm và làng mạc, tất cả đều phải thành lập Đảng Ủy hoặc chi bộ Đảng. Đây là điểm đặc trưng của thực thể chính trị tại Trung Quốc. Việc Pháp Luân Công giờ đây đứng ở vị trí nổi bật cấp quốc gia với số lượng người theo tập nhiều hơn số lượng đảng viên ĐCSTQ, thì môn tập này vô tình đã bị coi như một mối đe dọa đối với sự tồn vong của chính quyền. Nguyên lý mà môn tập này quảng bá hoàn toàn trái người với nguyên lý của Đảng, tuy nhiên trước khi bị đàn áp, môn tập này đã nhận được sự yêu mến và quý trọng của hàng trăm triệu người bao gồm cả Đảng viên ĐCSTQ. Trước sự sụp đổ của liên bang Xô Viết và khu vực Đông Âu diễn ra chỉ vài năm trước đó, ĐCSTQ đã trở lên sự hãi quá mức và coi đoàn thể phi chính trị Pháp Luân Công giống như tổ chức Công đoàn của Phần Lan.
Khi ĐCSTQ kết luận rằng Pháp Luân Công tạo ra mối đe dọa đáng kể đối với quyền lực của nó, thì việc đàn áp man rợ và điên cuồng đã xảy ra. Sau cuộc thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn năm 1999, nhóm lớn những người vô tội này đã trở thành mục tiêu chính của cuộc bức hại mới của ĐCSTQ. Tương tự như các cuộc vận động chính trị trong quá khứ, đã có hàng loạt việc bắt giữ số lượng lớn diễn ra trên toàn quốc. Giam giữ, bỏ tù và tẩy não đã được tiến hành sau việc bôi nhọ bằng những lời dối trá. Mục đích là dùng những cáo buộc sai trái để ép những người không biết về sự thật tham gia cùng với ĐCSTQ “tiêu diệt” Pháp Luân Công về mọi mặt và trong tất cả các giai tầng.
Tôi bắt đầu học đại học vào năm 1965. Giống như những người bạn thời trẻ của tôi, tôi cũng thích chơi bóng rổ. Tôi quyết định tổ chức một giải đấu giữa các lớp học. Trước khi trận đấu đầu tiên bắt đầu, có một sinh viên lớn tuổi đứng ở sân bóng rổ. Anh ta nghiêm nghị hỏi chúng tôi, “Các bạn đang làm gì vậy?” Tôi lịch sự trả lời rằng chúng tôi đang thi đấu bóng rổ. “Thi đấu bóng rổ? Bạn đã được chi bộ Đảng chấp thuận chưa?” Tôi nói với anh ta rằng chưa. Anh ấy ngay lập tức khiển trách chúng tôi, “Chi bộ Đảng không biết à? Giải tán!” Khi đó chúng tôi mới biết rằng sinh viên này là một Đảng viên trước khi anh ta vào trường Đại học và rằng anh ấy là một bí thư mới của chi bộ Đảng. Đó là lời giới thiệu của tôi về điều lệ tổ chức của Đảng.
Một năm sau, một bài xã luận có nhan đề “Điều này là sao?” được đăng tải lên tờ báo chính thức của ĐCSTQ là Nhân Dân Nhật Báo, đã kích động chiến dịch “Chống Cánh Hữu.” Những câu chuyện về những người “cánh hữu chống Đảng, chống xã hội chủ nghĩa” đã liên tục được xuất bản. Hai mươi năm sau, tôi gặp lại một người bạn học “cánh hữu.” Sau một hồi chuyện trò, tôi thấy rằng anh ta là một người “cánh hữu” không hơn. Anh ấy gượng cười và nói, “Vâng, họ vừa gỡ bỏ cái mũ lừa của tôi một lần nữa.”
Cách Mạng Văn Hóa năm 1966 được khởi phát bằng một bài phê bình về một vở kịch lịch sử. Một ngày sau khi Hồng vệ binh của Mao kiểm soát phòng biên tập của Tân Hoa xã, tôi đã tình cờ gặp cựu Tổng biên tập là Mục Thanh (Mu Qing), ông đã bị đánh đập như một “con động vật xấu xa” và bị kết án “lao động cải tạo” vì sự nổi loạn chính trị của mình. Tò mò vì muốn biết thêm thông tin về vấn đề này, tôi đã hỏi ông ấy rằng, “Làm thế nào mà anh lại đi vào con đường tư bản chủ nghĩa?” Ông trả lời với một chút bối rối, “Tôi ư? Sau 30 năm làm một nhà cách mạng Xã hội chủ nghĩa nhưng tôi không hiểu gì về Marx và Lenin…”
Buổi tối ngày 03/06/1989, ngày đầu tiên của cuộc kháng nghị sinh viên, từ Paris tôi đã gọi điện thoại về Bắc Kinh hỏi rằng, “Điều gì đang diễn ra vậy? Ai là những tên lưu manh trên Quảng trường Thiên An Môn? Câu trả lời dứt khoát trước khi cuộc gọi bị ngắt là, “Đừng hỏi nữa. Quân đội đã kiểm soát cơ quan đầu não rồi.” Trước mỗi cuộc vận động chính trị quan trọng, việc đầu tiên là kiểm soát hoàn toàn cơ quan truyền thông. Đây là cách làm thường thấy của một chế độ độc tài.
Chiến dịch truyền thông chống lại Pháp Luân Công bắt đầu vào ngày 17/06/1996 bởi Quang Minh Nhật báo. Sau đó là hàng chục các bài báo và tập san. Vào ngày 23/07/1999, Nhân Dân Nhật báo đã đăng bài xã luận viết rằng, “Hãy nâng cao nhận thức. Hãy nhìn rõ sự nguy hiểm. Hãy giữ vững chính sách. Hãy bảo vệ sự ổn định.” Bài xã luận với ngôn từ mạnh mẽ đã cáo buộc rằng Pháp Luân Công là một “tổ chức phi pháp.” Từ đó chiếc tù và đã được thổi lên để cấm và tiêu diệt Pháp Luân Công. Cũng trong thời gian đó, ĐCSTQ đã điều động các tổ chức tôn giáo, dân sự và học thuật vốn nằm dưới sự kiểm soát của mình, lan truyền các bài diễn thuyết và tổ chức các hội nghị chống lại Pháp Luân Công. Và như vậy, một tội ác không tên đã được tạo ra bằng các cuộc tấn công bằng văn bản hoặc bằng lời nói một cách có tổ chức và có dàn xếp, dẫn đến một cuộc vận động chính trị bi thảm chưa từng có.
Những cái tên được ĐCSTQ sử dụng để chống lại Pháp Luân Công thay đổi liên tục, từ “tổ chức phi pháp” tới “nhóm tà giáo,” “tổ chức phản động thù địch”, “công cụ chính trị chống Trung Quốc của phương Tây”, “lực lượng và nhóm chính trị phản động,” và “tổ chức khủng bố.” Tất cả những tuyên truyền vô trách nhiệm đó đã khiến những đồng nghiệp người Pháp của tôi cảm thấy rất lúng túng.
Tôi đã từ giã Tân Hoa xã sau thảm kịch tại Bắc Kinh vào ngày 04/06/1989 và nhận lời mời từ Tổng giám đốc của Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI), để thiết lập chi nhánh tiếng Trung tại Pháp, với mục đích là hướng tới các thính giả ở Trung Quốc Đại Lục. Ngay sau chuyến thăm Pháp của ông Giang, Đại sứ Quán Trung Quốc đã gửi người đến gặp Chủ tịch của RFI là ông Jean Paul Cluzel để bàn về chi nhánh phát thanh tiếng Trung. Ông Cluzel đã yêu cầu rằng quản lý của chi nhánh tiếng Trung cũng cần được tham gia cuộc họp. Nhà ngoại giao của Bắc Kinh đã cứng rắn phải đối đề nghị này. Sau cuộc họp, ông Cluzel mỉm cười nói, “Tôi vừa gặp một Hồng Vệ Binh.”
Ngay sau đó, một nhà ngoại giao của Bắc Kinh khác đã mời tôi đi uống cafe. Ông ấy đã không vòng vo, “Điều tôi muốn nói với anh là về vấn đề Pháp Luân Công. Không được báo cáo về Pháp Luân Công trong chương trình tiếng Trung mà anh đang phụ trách.” Tôi hỏi ông ấy tại sao. Ông ấy không ngần ngại nói, “ Pháp Luân Công là một tà giáo, tôi mang cho anh rất nhiều tài liệu.” Từ dưới bàn, ông ấy lấy ra một cái cặp lớn chứa đầy tài liệu chống Pháp Luân Công bao gồm cuốn sách mỏng, áp phích, băng hình và đĩa CD.
Tôi nói với ông ấy một cách rõ ràng: “Tà giáo là danh từ mà anh sử dụng. RFI là một kênh truyền thông độc lập. Nếu không có bất cứ một cuộc điều tra độc lập nào thì chúng tôi không thể viết những báo cáo về Pháp Luân Công và chúng tôi cũng không thể viết những báo cáo dựa trên những gì anh nói.”
Tôi đề nghị, “Vì vấn đề Pháp Luân Công đã bị chính trị hóa và quốc tế hóa, chính quyền Trung Quốc đại lục nên mở cửa và để các phương tiện truyền thông quốc tế tiến hành điều tra độc lập về vấn đề Pháp Luân Công.”
Không lâu sau chuyến thăm Pháp của ông Giang, tôi và các đồng nghiệp đã thấy trên trang web của Đại sứ quán một cột tin đặc biệt nhắm về vấn đề Pháp Luân Công. Sự nhiệt tình tận dụng dùng đến kênh ngoại giao để nhắm tới Pháp Luân Công một cách tiêu cực này có thể lừa dối mọi người trong một thời gian, nhưng nó cũng đồng thời giương lên một lá cờ đỏ khiến mọi người cảnh giác và nghi ngờ.
Ông Giang đã sử dụng tờ Le Figaro để gây ảnh hưởng đến quan điểm của công chúng và lừa dối những người ở Pháp, nhưng ông ta không thể ngăn được chính quyền Pháp và những người tò mò thông thái đi tìm hiểu sự thật về Pháp Luân Công. Chính phủ Pháp đã ban hành một sắc lệnh vào tháng 12/2002 và thiết lập một ủy ban mang tên là “Sứ mệnh Interministerielle de Vigilance et de Lutte contre les Derives Sectaires” đặt trực tiếp tại văn phòng Thủ tướng. Sứ mệnh của ủy ban này là nhằm “cảnh giác và chống lại sự phát triển của tà giáo” và nhằm “quan sát và phân tích những hiện tượng tà giáo qua các hành động chống lại nhân quyền và tự do căn bản.” Lực lượng đặc nhiệm này cũng chịu trách nhiệm cho việc “điều phối việc trao quyền công chúng để ngăn ngừa và trấn áp các hoạt động tà giáo. ”
Chính phủ Pháp đã không liệt kê Pháp Luân Công vào danh sách tà giáo phải bị theo dõi và bị cấm. Đến nay, vào mỗi cuối tuần không có ngoại lệ, các học viên Pháp Luân Công thường tập hợp ở trước tháp Eiffel và 2 công viên khác để luyện công chung. Đoàn nhạc diễu hành Tian Guo vẫn liên tục tham gia các hoạt động văn hóa lớn do chính phủ tổ chức. Hơn nữa, các học viên Pháp Luân Công còn tổ chức những hội thảo và diễn đàn thông tin ở tòa nhà Quốc hội Cộng Hòa Pháp để giúp người dân hiểu được sự thật về Pháp Luân Công và cuộc bức hại.
Học viên Pháp Luân Công đã nộp đơn kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc, tuy nhiên họ luôn bị sở cảnh sát Pháp viện đến hết lý do này đến lý do khác để từ chối. Vào tháng 07/2009, các học viên Pháp Luân Công đã kiện sở cảnh Pháp. Cuối cùng Tòa án hành chính Paris đã xử phần thắng thuộc về Pháp Luân Công và ra lệnh sở cảnh sát Pháp phải trả 1,000 Euros tiền bồi thường cho Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Pháp.
Quả thực, do không có đủ kiến thức về văn hóa truyền thống Trung Quốc và không có sự hiểu biết về nhà nước Cộng Sản đương thời, những người ngoại quốc đã rất khó có thể ngay lập tức hiểu được sự thật về Pháp Luân Công. Trong số các nhóm nạn nhân tại các thời kỳ khác nhau trong lịch sử của ĐCSTQ, Pháp Luân Công là một trường hợp khác biệt, không phải vì họ bị tiêu diệt và giải tán bằng sức nặng của sự tuyên truyền và bức hại tà ác đến như vậy mà là, trong sự phản kháng lại sự bạo ngược, Pháp Luân Công là nhóm người đầu tiên tiết lộ lịch sử chân thật và bản chất của ĐCSTQ thông qua ấn bản “Chín Bài Bình Luận về ĐCSTQ.” Trong khi bị bức hại nghiêm trọng, Pháp Luân Công đã thắp sáng một con đường tươi mới trong [cộng đồng] báo chí Hoa ngữ bằng cách thành lập các kênh truyền thông ở bên ngoài Trung Quốc như: Thời báo Đại Kỷ Nguyên, Đài phát thanh Hy Vọng, Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV), và một lượng lớn các kênh truyền thông độc lập khác.
Hơn nữa, bằng dũng khí và đức tin vững chắc chưa từng có, các học viên Pháp Luân Công đã phơi bày những hoạt động vô lương tâm của ĐCSTQ tới các tổ chức quốc tế và khởi kiện nhiều lãnh đạo của ĐCSTQ tại các tòa án ngoại quốc. Gần đây, các học viên Pháp Luân Công đã thành lập Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun với sứ mệnh quảng bá văn hóa truyền thống Trung Quốc, và đã tổ chức nhiều cuộc thi quốc tế về nghệ thuật và văn hoá. Các học viên Pháp Luân Công đang gia nhập vào hàng ngũ những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, với một sứ mệnh chống lại hệ thống cai trị hà khắc này cho đến khi tất cả mọi người, đặc biệt là người dân Trung Quốc được tự do và có thể được hưởng sự tự do của một xã hội dân chủ.
Ngay sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, sự xuất hiện của một nhóm người phổ thông được biết đến như những “người thỉnh nguyện” đã trở thành một điểm đặc trưng ở Bắc Kinh. Bên dưới vỏ bọc của một Trung Quốc thành công về kinh tế dưới sự lãnh đạo của một đảng độc quyền là một nhóm người bị áp bức bởi các quan chức tham nhũng, gia đình của họ bị tan vỡ và họ không có một nơi nào để kêu oan. Năm này qua năm khác, chấp nhận những rủi ro to lớn, họ tiếp tục đổ về Bắc Kinh để thỉnh nguyện và mong cầu một chút công lý. Kết quả là, những người thỉnh nguyện này thường xuyên bị ngăn cản và thậm chí còn bị tống vào những nhà tù bí mật. Nhiều người lo lắng rằng những người thỉnh nguyện này là lô những nạn nhân người Trung Quốc cuối cùng dưới chế độ Cộng Sản. Cái nhãn chính trị mà ĐCSTQ dán lên nhóm người này [cho đến nay] vẫn chưa được gỡ bỏ.
Alain Peyrefitte* được cho là một người đã bị Chu Ân Lai – cựu thủ tướng của chế độ cộng sản – làm cho mê đắm và không thể thoát ra được. Sau khi Alain Peyrefitte qua đời, ĐCSTQ đã cho dựng tượng của ông ấy tại khuôn viên trường Đại Học Vũ Hán để cho sinh viên tưởng nhớ. Tuy nhiên, những người Trung Quốc trẻ tuổi biết gì về ông ta? Ngoài các hoạt động như đồng phạm của Giang—góp phần gây ra đau khổ cho hàng triệu người—năm 1973, ông ta còn xuất bản một cuốn sách tuyên truyền về Trung Quốc có tựa đề Khi Trung Quốc Tỉnh Giấc, Thế Giới Sẽ Run Sợ. Cuốn sách đó đã cố gắng gây chấn động về Trung Quốc trong thời kỳ hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa. Những người gần gũi với Peyrefitte nhận xét rằng, Trung Quốc mà ông ấy khắc họa cũng chính là Trung Quốc mà Chu Ân Lai mô tả. Tác giả biện luận rằng với dân số khổng lồ, nền kinh tế tầm cỡ và sức mạnh công nghệ, Trung Quốc sẽ có được địa vị trên trường quốc tế. Hồi đáp lại tiền đề của Peyrefitte, một độc giả đã viết như sau, “Nếu dân chủ không được tôn trọng nếu độc tài cộng sản không bị loại bỏ thì sự trỗi dậy của Trung Quốc như một siêu cường chỉ là một trò hề xấu xí.”
*Chú thích:
Alain Peyrefitte là ký giả và chính trị gia Pháp.